Đồng bằng sông Cửu Long: Lợi thế đón thu hút vốn đầu tư FDI

Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn của các nhà đầu tư nhờ có lợi thế thu hút đầu tư vào 5 cụm ngành; có nhiều chủ trương, chính sách để các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phát triển ổn định, bền vững...
Đồng bằng sông Cửu Long : Lợi thế đón thu hút vốn đầu tư FDI
Đồng bằng sông Cửu Long : Lợi thế đón thu hút vốn đầu tư FDI. Ảnh: TL

Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án dự kiến 320.000 tỷ đồng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xác định kết cấu hạ tầng với vai trò bệ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thu hút đầu tư, trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng số vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến đạt khoảng 320.000 tỷ đồng, tăng 23,3% so với giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài ra, còn khoảng 140.000 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước đầu tư thông qua các Bộ: Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế... để triển khai các công trình dự án trong vùng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nguồn vốn sẽ được tập trung bố trí cho dự án phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ thông qua hai trục đường bộ cao tốc, tuyến đường thuỷ nội địa và tuyến đường sắt. Đồng thời, phát triển tuyến đường bộ ven biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang, gắn với kiểm soát xâm nhập mặn, sắp xếp lại dân cư, bảo đảm quốc phòng an ninh, hình thành hành lang kinh tế mở, hướng ra biển.

Dự kiến tháng 6 năm nay, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (nối đến cảng Trần Đề) thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dài trên 188 km, đi qua địa bàn 4 tỉnh, thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng sẽ được khởi công xây dựng. Cùng với đó là tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá, dài gần 100 km cũng đã được tỉnh Kiên Giang đề xuất Chính phủ cho đầu tư sớm hơn dự kiến.

Ở vị trí cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An là địa phương đang đứng thứ 3 cả nước trong quá trình phát triển các khu công nghiệp (sau tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương). Về thu hút FDI, Long An đứng thứ 13 cả nước và đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (sau tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh) và luôn dẫn đầu các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, tỉnh đã thu hút đầu tư được 167 dự án ngoài khu công nghiệp, trong đó có 16 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4,5 tỷ USD.

Tại thành phố Cần Thơ, khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án trọng điểm từ lâu đã tạo sức lan tỏa trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được quy hoạch theo tiêu chí công nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường, quản lý thông minh, hiện đại, phát triển bền vững. Qua đó, giải quyết vấn đề lao động việc làm, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, góp phần lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, thời gian qua, Cần Thơ đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh - Giai đoạn 1 (Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ).

Dự án được thực hiện bởi 3 nhà đầu tư: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP, Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) và Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.

Dự án có quy mô diện tích giai đoạn 1 là 293,7 ha, tổng vốn đầu tư gần 160 triệu USD, là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quy mô vốn lớn thứ 3 tại Cần Thơ tính đến thời điểm hiện tại.

Thực tế, Đồng bằng sông Cửu Long đang có lợi thế thu hút đầu tư vào 5 cụm ngành, bao gồm: lúa gạo, thủy sản, rau quả, du lịch và năng lượng. Đặc biệt, cụm ngành năng lượng tái tạo có thể tạo bước đột phá trong thu hút vốn FDI cho vùng.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp

Nhiều năm qua, tỉnh Long An luôn tích cực hỗ trợ nhà đầu tư từ giai đoạn tìm hiểu môi trường đầu tư đến khi triển khai thực hiện dự án. Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, mang lại giá trị gia tăng cho tỉnh, có công nghệ máy móc từ tiên tiến trở lên, ít tác động đến môi trường sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Đồng thời, tỉnh Long An đang thúc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để các nhà đầu tư triển khai dự án. Qua đó, tỉnh tiếp tục kêu gọi xã hội hóa trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng và kết nối các khu, cụm công nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út cho biết, trong năm 2023, tỉnh xem xét nâng cấp cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh để có năng lực thuyết trình, mời gọi, tư vấn các nhà đầu tư lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia, bảo đảm tính thống nhất, nhất quán và thông suốt với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong thủ tục cấp phép đầu tư. Các ngành, các cấp của tỉnh nghiêm túc thực hiện theo tinh thần “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp”. Đây cũng là thông điệp của Long An trong năm nay, với phương châm “nói đi đôi với làm”.

Tại thủ phủ Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài việc quan tâm tháo gỡ khó khăn, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thành phố Cần Thơ tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng của địa phương đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua nhiều kênh khác nhau.

Ông Trần Việt Trường cho biết, Cần Thơ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, kiến tạo môi trường thông thoáng, xây dựng Cần Thơ trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền Cần Thơ cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, thực hiện đầu tư kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Ở bên kia cầu Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2023 với mục tiêu xúc tiến các chương trình đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, mời gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh đang quan tâm, tận dụng tối đa các lợi thế và tiềm năng của tỉnh. Theo đó, Vĩnh Long ưu tiên thu hút các dự án phát triển ngành kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0 như công nghiệp ICT, công nghiệp sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ môi trường, năng lượng sạch, hạ tầng kỹ thuật…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liệt, cùng với việc triển khai các dự án trọng điểm, Vĩnh Long sẽ tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư, tiến hành trao đổi thông tin với các tổ chức, cơ quan, các hiệp hội nước ngoài nhằm kết nối quảng bá về tiềm năng của địa phương tới cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, Vĩnh Long sẽ tham dự các chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước do bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành tổ chức.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến cuối tháng 1/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt trên 441 tỷ USD với 36.458 dự án còn hiệu lực. Vốn thực hiện ước đạt trên 275 tỷ USD, bằng gần 62,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long có 1.884 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 35 tỷ USD./.

H.Đạt

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.
Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tin khác

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo HĐND thành phố liên quan công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 6/1/2020 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 (Quyết định 02/2020). Theo đó, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15/10/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động