Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Việt Nam - địa chỉ thu hút đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn
Ngành bán dẫn tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh tư liệu

Ngành bán dẫn đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất các thiết bị điện tử hiện đại thông qua việc cung cấp các linh kiện bán dẫn thiết yếu như bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị lưu trữ dữ liệu... Được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với các thiết bị điện tử và sự phát triển vượt bậc của công nghệ mới, theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, doanh thu bán dẫn toàn cầu năm 2024 đạt 626 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2023. Dự báo cho thấy, vào năm 2025, thị trường bán dẫn sẽ tiếp tục đà tăng trưởng với doanh thu ước đạt 705 tỷ USD.

Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua đã thu hút nhiều ông lớn trong ngành bán dẫn như Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor với nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp có giá trị lên tới tỷ USD. Sản xuất chip bán dẫn được định vị là động lực mới đưa Việt Nam thành quốc gia thịnh vượng. Đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Ngành công nghiệp bán dẫn ngày càng gia tăng sức hút trước những sự thay đổi toàn cầu. Đại dịch Covid-19 làm tăng nhu cầu về chất bán dẫn do sự phụ thuộc ngày càng cao vào các thiết bị điện tử trong và hậu giãn cách xã hội.

Được hưởng lợi từ những thay đổi toàn cầu, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội. Điển hình, Samsung đầu tư trung tâm phát triển sản phẩm lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội.

Bà Linda Tân - Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI) nhận định, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đại diện SEMI đã chỉ ra bốn yếu tố đã, đang và sẽ giúp Việt Nam trở thành “người chơi” chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đầu tiên, Việt Nam có “sự ổn định chính trị và quyết tâm lớn của Chính phủ” trong thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, với lộ trình và mục tiêu rõ ràng cho ba giai đoạn.

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, ở gần một số thị trường lớn nhất toàn cầu hiện nay như Trung Quốc và ASEAN, đồng thời nằm trên các tuyến hàng hải chủ chốt dễ dàng sang châu Âu và Bắc Mỹ.

Bên cạnh đó, với tỉ lệ dân số trẻ và đam mê công nghệ, Việt Nam có nguồn nhân lực tiềm năng cung cấp cho ngành bán dẫn với chi phí lao động tương đối cạnh tranh với các thị trường khác.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI đang có vai trò lớn trong thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Các tên tuổi lớn như Samsung, Amkor, Intel, Micron, Marvell, Infineon… đều có nhà máy tại Việt Nam, củng cố thêm vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 182/2024/NĐ-CP vào ngày 31/12/2024 về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư cho công nghệ cao. Quỹ này được thiết lập để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Theo quy định, doanh nghiệp có thể nhận hỗ trợ lên đến 50% chi phí đào tạo nhân lực và 30% chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang mở rộng các cánh cửa để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế mạnh dạn đầu tư, hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn cần thiết để mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đổi mới sáng tạo. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư. Tập đoàn NVIDIA đã ký thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam để thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển AI, cùng trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam. Hệ sinh thái AI tại Việt Nam chắc chắn sẽ trở nên sôi động bậc nhất khu vực khi các trung tâm dữ liệu và hệ thống sáng tạo quy mô lớn hoàn thành./.

Nhã Linh

Tin cùng chuyên mục

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.

Tin khác

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 567/UBND-TH về triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 7/2/2025 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.
Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Chính phủ tổ chức hội nghị với tất cả các địa phương để rà soát và thúc đẩy làm các nhiệm vụ giải pháp để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới và yêu cầu tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Theo Tổng cục Thuế, phiên bản eTax 2.9.3 dành cho doanh nghiệp được nâng cấp với tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử tổ chức do Bộ Công an cấp. Việc tích hợp này giúp nâng cao tính bảo mật và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Để có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên hệ thống Thuế điện tử, tổ chức cần thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử theo quy định của Bộ Công an.
Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?

Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?

Chiều ngày 6/2, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành năm 2024 và định hướng năm 2025. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ đã cập nhật 3 kịch bản lạm phát bình quân năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động