Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Các cấp, ngành gấp rút triển khai quyết liệt, đảm bảo tiến độ

Để đạt được tiến độ tới tháng 6/2023, bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng; tháng 12/2023 bàn giao toàn bộ mặt bằng; hoàn thành các thủ tục khởi công công trình trong tháng 6/2023, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, nghị quyết, kế hoạch triển khai đồng bộ từ thành phố xuống cơ sở. Tại các quận, huyện dự án đi qua, tinh thần “bắt tay ngay vào việc” cũng thể rất rõ trong các bước chuẩn bị cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư…
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khâu của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
TEDI đã huy động 12 mũi triển khai trên toàn dự án, đảm bảo sẽ đáp ứng được đúng tiến độ theo yêu cầu. Ảnh: QT

Tổ chức triển khai đồng bộ

Để đốc thúc trách nhiệm, lãnh đạo TP. Hà Nội đã nhiều lần nhấn mạnh đến vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị. Chính quyền thành phố cũng nhấn mạnh việc gắn xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu không hoàn thành đúng tiến độ GPMB, để ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án. Cùng với đó là trách nhiệm phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công, bảo đảm cơ bản hoàn thành dự án trong tháng 12/2026 và đưa vào sử dụng năm 2027.

Bên cạnh tăng cường tuyên truyền, tạo sự đồng thuận từ người dân trong GPMB, việc tháo gỡ những vướng mắc về mặt thủ tục, hành chính cũng có ý nghĩa rất quyết định. Bởi chỉ cần chậm ở một mắt xích, sẽ kéo theo những công việc khác chậm theo. Do đó, để tránh đi những ách tắc không đáng có, TP. Hà Nội mới đây cũng đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện chỉ đạo xử lý, giải quyết khẩn trương, kịp thời các hồ sơ, văn bản, công việc gửi đến liên quan đến dự án này trong thời gian 24 - 48 giờ; khi phát hành các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị liên quan có đóng dấu hỏa tốc để bảo đảm tiến độ.

Một tổ công tác chuyên trách của Văn phòng UBND TP. Hà Nội cũng sẽ được thành lập để theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, tham mưu xử lý các văn bản, hồ sơ liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khâu của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Các cấp, ngành gấp rút triển khai quyết liệt, đảm bảo tiến độ.

Tại huyện Mê Linh, đứng trước nhiệm vụ GPMB với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nên Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm đã chỉ đạo UBND huyện tiếp tục tổ chức thực hiện các bước đảm bảo đúng quy định, chủ động có những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ ở từng khâu; các phòng, ban, cơ quan, đơn vị cần bám sát chức năng, nhiệm vụ nghiêm túc rà soát lại số liệu để hoàn thiện báo cáo UBND huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy; cấp ủy, chính quyền 5 xã có tuyến đường đi qua tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cơ sở để triển khai dự án.

Tại huyện Thường Tín, những ngày này, UBND huyện đang gấp rút triển khai các bước họp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua địa bàn để đạt tiến độ thành phố giao. Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh cho biết: Dự án đường Vành đai 4 là tuyến giao thông tạo tính đột phá cho sự phát triển của Thủ đô nói chung và các địa phương có dự án đi qua nói riêng, trong đó có huyện Thường Tín. Tại Thường Tín, dự án đường Vành đai 4 đi qua 9 xã, gồm: Hiền Giang, Khánh Hà, Nhị Khê, Văn Bình, Vân Tảo, Hồng Vân… được thiết kế quy mô mặt cắt ngang 120 m, chiều dài hơn 7 km.

Tích cực tiến hành cắm và bàn giao mốc chỉ giới

Trong khoảng 2 tháng, Hà Nội đã cắm được 2.000 mốc chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đây là cơ sở rất quan trọng để chuẩn bị cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến tới khởi công dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Theo Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành, việc hoàn thiện công tác cắm mốc chỉ giới sẽ là nền tảng cho địa phương thực hiện GPMB và các đơn vị tiến hành nghiên cứu, đưa ra phương án thiết kế phù hợp để dự án đạt mốc tiến độ đề ra. Để đạt được những kết quả này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TP. Hà Nội cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành với đơn vị tư vấn và quan trọng nhất là nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân.

Ông Lê Tuấn Tú - Phó Trưởng phòng Dự án 2, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội, cho biết: “Ngay sau khi có sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP. Hà Nội, chúng tôi phối hợp cùng đơn vị tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tích cực phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tiến hành cắm và bàn giao mốc chỉ giới”.

Theo ông Lê Tuấn Tú, hiện nay, đơn vị tư vấn đang tập trung nhân lực để khảo sát trên hiện trường và theo tiến độ dự kiến công tác này sẽ kết thúc trong tháng 11/2022 và trình nghiên cứu khả thi các dự án thành phần trong năm 2022.

Ông Võ Thanh Bình - Phó Giám đốc Trung tâm chiến lược cơ bản (Tổng công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải - TEDI), cho biết: “Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô mang tính chất phức tạp vì tuyến đường sẽ đồng bộ quy hoạch của các địa phương dọc theo dự án. Đồng thời, theo quy hoạch, TP. Hà Nội còn có hệ thống đường sắt tương lai chạy song song và các tuyến quy hoạch đường sắt cắt ngang, quy hoạch đường bộ cắt ngang, các cao tốc hướng tâm. Do đó, công tác khảo sát địa hình, địa chất và cắm mốc chỉ giới là cực kỳ quan trọng, đây có thể coi là “nền móng” cho toàn bộ dự án”.

“Dự kiến việc cắm mốc chỉ giới sẽ hoàn thành trước ngày 15/11/2022 để bàn giao cho các địa phương thực hiện GPMB. Do đó, để đảm bảo chất lượng, đánh giá chính xác, ngoài công tác khoan lấy mẫu, TEDI cũng áp dụng thêm nhiều công nghệ mới, hiện đại nhất để tiến hành việc khảo sát địa hình, địa chất. Bên cạnh đó, từng lỗ khoan, từng mẫu đất sẽ được đóng gói, chuyển về phòng thí nghiệm tiến hành phân tích. Các phòng thí nghiệm được đăng ký thực hiện công đoạn này cũng đều phải hợp chuẩn theo quy định” - ông Bình cho biết thêm./.

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Xem thêm
Phiên bản di động