Gần 80% số hồ sơ hoàn thuế được hoàn trước, kiểm tra sau

Thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế cho biết, đến nay đã triển khai hoàn thuế điện tử đạt 99% với gần 80% số hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn của người nộp thuế.
Gần 80% số hồ sơ hoàn thuế được hoàn trước, kiểm tra sau
Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Văn Chung

Khẩn trương giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho doanh nghiệp

Để tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp (DN), ngày 26/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 470/CĐ-TTg, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra, đánh giá, đôn đốc Tổng cục Thuế thực hiện ngay việc hướng dẫn các hồ sơ xem xét xin hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả cho người dân, DN.

Thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong ngày 26/5/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 5427/BTC-VP yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẩn trương thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ để kịp thời giải quyết các hồ sơ hoàn thuế GTGT đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật, chỉ đạo ngay các đơn vị có hướng dẫn, thực hiện hoàn thuế GTGT đối với các hồ sơ hoàn thuế nếu đủ điều kiện hoàn theo quy định của pháp luật.

Hơn 7.600 doanh nghiệp gỗ bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động

Tổng cục Thuế cho biết, qua rà soát thông tin dữ liệu tổng thể của cả ngành Thuế đối với các doanh nghiệp (DN) kinh doanh mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ thì có đến 7.609 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động, trong đó: 6.712 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, 897 DN tạm dừng hoạt động. Đặc biệt, trong những DN này, có 24 DN nằm trong vụ án đã khởi tố, điều tra về tội mua bán hóa đơn bất hợp pháp trong thời gian qua.

Cùng ngày 26/5/2023, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số

2099/TCT-KK gửi cục trưởng cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu đẩy mạnh giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT cho DN, người dân. Trong đó, yêu cầu cục trưởng cục thuế các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý hoàn thuế GTGT trên địa bàn, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thuế đúng thẩm quyền, đúng pháp luật quy định, không để tồn đọng kéo dài, gây bức xúc cho người dân và DN.

Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế có trách nhiệm bố trí đầy đủ nguồn lực, đôn đốc các đơn vị trực thuộc khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra hoàn thuế đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã tiếp nhận từ người nộp thuế (NNT) và được phân loại thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau, đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của NNT đúng thời hạn quy định, đúng đối tượng và trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Chia sẻ về tình hình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã triển khai hoàn thuế điện tử đạt 99% với gần 80% số hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn của NNT.

Việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế đã tạo điều kiện giúp DN quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả trong sử dụng vốn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa.

19.100 tỷ đồng đã được hoàn cho doanh nghiệp gỗ

Thông tin về kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đặc biệt là hoàn thuế đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm làm từ gỗ, Tổng cục Thuế cho biết, tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 17/5/2023, toàn ngành đã giải quyết hoàn thuế cho 4.760 hồ sơ, tương ứng số tiền đã được hoàn 19.100 tỷ đồng.

Số hồ sơ DN hủy đề nghị hoàn là 215 hồ sơ (tương ứng số tiền đề nghị hoàn 1.514 tỷ đồng), do DN sau khi gửi hồ sơ đề nghị hoàn thì tự rà soát đối chiếu với quy định về hoàn thuế nhận thấy hồ sơ của DN bị thiếu, kê khai sai, cần điều chỉnh số liệu..., cần thời gian để xem xét lại hồ sơ, sổ sách chứng từ.

Gần 80% số hồ sơ hoàn thuế được hoàn trước, kiểm tra sau
Cơ quan thuế phải khẩn trương giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Số hồ sơ cơ quan thuế từ chối đề nghị hoàn là 44 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn 310 tỷ đồng, do cơ quan thuế rà soát đối chiếu theo quy định của pháp luật thì thấy DN nộp hồ sơ thiếu, sai mẫu hồ sơ đề nghị hoàn, hồ sơ đề nghị hoàn không đủ thủ tục.

Số hồ sơ đề nghị hoàn chưa được cơ quan thuế giải quyết là 199 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn 1.119 tỷ đồng, tỷ lệ 4,18% so với tổng số hồ sơ cơ quan thuế đã giải quyết hoàn (199/4.760 hồ sơ), do nhiều nguyên nhân như: Hồ sơ đang trong thời gian giải quyết theo quy định; DN đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh; DN xin tạm dừng, hoãn thời gian kiểm tra; DN chưa cung cấp đủ hồ sơ tài liệu số liệu, đang chờ kết quả xác minh…

Bà Lê Thị Duyên Hải thông tin, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đối với các hồ sơ cần thực hiện xác minh, cơ quan thuế chủ yếu xác minh đến DN trung gian bán hàng trực tiếp cho DN hoàn thuế (DN F1).

Cụ thể, trong số 548 hồ sơ cơ quan thuế thực hiện xác minh các DN trung gian, có 490 hồ sơ xác minh đến DN trung gian F1, chiếm tỷ lệ 89,4% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh; 45 hồ sơ xác minh đến DN trung gian F2, chiếm tỷ lệ 8,2% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh; 3 hồ sơ xác minh đến DN trung gian F3, chiếm tỷ lệ 0,55% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh; 5 hồ sơ xác minh đến DN trung gian F4, chiếm tỷ lệ 0,95% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh; 5 hồ sơ xác minh đến DN trung gian cuối cùng, người dân, hộ trồng rừng, chiếm tỷ lệ 0,9% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh.

Đại diện Vụ Kê khai và Kế toán thuế cho biết, qua công tác xác minh, cơ quan thuế phát hiện có 264 DN trung gian bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an. Cụ thể: có 76 DN F1 tạm dừng hoạt động; 56 DN F1 bỏ địa chỉ kinh doanh; 56 DN F2 tạm dừng hoạt động; 60 DN F2 bỏ địa chỉ kinh doanh; 4 DN F3 tạm dừng hoạt động; 5 DN F3 bỏ địa chỉ kinh doanh, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an của 7 DN trung gian.

Giám sát hoàn thuế hoạt động xuất khẩu để chống thất thu thuế

Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, trong năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023, cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ của 9 doanh nghiệp (DN) trực tiếp đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) mặt hàng gỗ và sản phẩm làm từ gỗ, dăm gỗ, viên nén gỗ sang cơ quan công an để phối hợp điều tra, xác minh, chưa kể các DN trung gian bán hàng cho DN hoàn thuế nêu trên. Nguyên nhân được Tổng cục Thuế cho biết, do DN có dấu hiệu sử dụng hóa đơn khống để hoàn thuế, DN mua hàng của DN có rủi ro cao về thuế.

Tổng cục Thuế cho biết, số tiền hoàn thuế mỗi năm khoảng 150.000 tỷ đồng. Hầu hết các hồ sơ hoàn thuế được toàn ngành giải quyết bình thường. Tuy nhiên, hoạt động hoàn thuế xuất khẩu đã xuất hiện tình trạng DN vi phạm vấn đề sử dụng hóa đơn đầu vào bất hợp pháp, nhằm hợp thức hoá hồ sơ hoàn thuế với giá trị rất lớn.

Điển hình là năm 2019, trong quá trình kiểm tra, Cục Thuế Phú Thọ nhận thấy Công ty TNHH Junma Phú Thọ có dấu hiệu rủi ro trong lập một số chứng từ không đúng bản chất của việc mua gỗ nguyên liệu đầu vào để được hoàn thuế. Theo đó, Cục Thuế Phú Thọ đã có văn bản đề nghị Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp xác minh nguồn gốc gỗ nguyên liệu mua vào của Công ty TNHH Junma Phú Thọ.

Quá trình điều tra, xác minh, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Phú Thọ đã xác định Công ty TNHH Junma Phú Thọ sử dụng 202 tờ hoá đơn với doanh số trên 165,9 tỷ đồng, trong đó có giá trị nâng khống là trên 74,5 tỷ đồng nhằm hợp thức cho hàng hóa mua vào không có hóa đơn, sử dụng làm chứng từ kê khai thuế đầu vào để được hoàn thuế tại Cục Thuế Phú Thọ. Từ thực tế trên, Tổng cục Thuế cho rằng, việc hoàn thuế đối với hoạt động xuất khẩu cần có sự tăng cường giám sát.

V.Tuấn

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.

Tin khác

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
Xem thêm
Phiên bản di động