Giải pháp khắc phục bất cập trong quản lý giá thiết bị y tế

Trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 10/11, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề quản lý giá sinh phẩm, thiết bị y tế. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tham gia cùng với Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về nội dung này.

Tham gia, góp ý về quản lý giá với bộ chuyên ngành

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý giá, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Luật Giá năm 2012 đã giao các giá theo chuyên ngành cho bộ chuyên ngành quản lý, ví dụ như giá đất giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá điện, xăng dầu giao cho Bộ Công thương, giá thiết bị y tế giao cho Bộ Y tế... Các nghị định của Chính phủ sau đó cũng quy định về nội dung này. Cụ thể, năm 2014 có Nghị định 36 của Chính phủ về quản lý thiết bị y tế, theo đó trách nhiệm quản lý giá thiết bị y tế do Bộ Y tế quản lý và Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 14 năm 2020 về quản lý giá thiết bị y tế.

Thời gian qua, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, đã xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến giá cả, không những giá thiết bị y tế mà cả giá đất, giá giáo dục… cho thấy những lỗ hổng cần được khắc phục. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã bàn bạc và mới đây Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021. Trong quá trình xây dựng Nghị định, Bộ Tài chính đã tham gia và có 2 văn bản góp ý với Bộ Y tế, cùng với Chính phủ quản lý chặt chẽ hơn trong vấn đề này.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời tại phiên chất vấn

Theo đó, Nghị định 98 đã có bước chuyển chặt chẽ hơn, chuyển từ phương thức công khai giá của Nghị định 36 sang buộc phải kê khai giá theo Nghị định 98. Điều này có nghĩa là các cơ sở y tế phải kê khai giá, và giá phải được truyền về trung tâm dữ liệu của Bộ Y tế để quản lý.

Trong kê khai giá, nếu là thiết bị nhập khẩu thì phải công khai giá nhập của hải quan và các chi phí hợp lý để tính giá cơ sở. Nếu là hàng sản xuất trong nước thì phải có giá thành sản xuất trong nước được công khai cùng với giá bán. Khi đã kê khai nếu bán sai so với kê khai sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí thu hồi giấy phép hoạt động, và nếu có hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật. Điều này chắc chắn sẽ giúp quản lý chặt chẽ hơn, khắc phục được lỗ hổng về vấn đề giá đối với thiết bị y tế.

Ngoài ra, liên quan vấn đề “loạn giá” xét nghiệm và một số thiết bị y tế mà đại biểu nêu, kể cả ở lĩnh vực xã hội hóa và tài trợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết đã dự báo được tình hình và có giải pháp chỉ đạo ngành Thuế, Hải quan quản lý chặt chẽ, không để các đơn vị lợi dụng viện trợ, tài trợ để nâng giá đưa vào chi phí sản xuất, làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nghiên cứu giao trung tâm y tế huyện, xã về địa phương quản lý

Về vấn đề vướng mắc tài chính ở y tế cấp huyện, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu trước Quốc hội cho biết, theo mô hình quản lý hiện nay trung tâm y tế cấp huyện bao gồm cả bệnh viện cấp huyện. Bệnh viện cấp huyện do sở y tế quản lý. Khi do sở y tế quản lý thì cơ chế tài chính là từ HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân bổ dự toán cho sở y tế, sở lại phân bổ cho huyện, như vậy sở quản lý tài chính của y tế cấp huyện. Theo mô hình này thì “huyện ở xa, tỉnh ở gần, xa không với đến, gần không có quyền”, vì vậy y tế cấp huyện vẫn có những thiệt thòi, hạn chế từ xây dựng cơ sở vật chất đến quản lý điều hành, thanh tra, kiểm tra giám sát, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhận xét.

Do đó, Bộ Tài chính đã đề nghị nghiên cứu xem xét mô hình giao trung tâm y tế cấp huyện, xã về cho huyện, thành phố, thị xã quản lý, sở y tế chỉ quản lý chuyên môn.

Đối với vấn đề xã hội hóa y tế, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá đây là mô hình tốt để huy động, sử dụng nguồn lực xã hội nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng dễ xảy ra sai phạm do lợi dụng lỗ hổng pháp luật để trục lợi. Chẳng hạn, khi liên doanh liên kết, có thể xảy ra việc nâng mức định giá vật tư thiết bị góp vào, từ đó nâng giá dịch vụ lên để trục lợi. Vấn đề ăn chia phân phối thế nào là hợp lý, tỷ lệ ra sao, cũng dễ dẫn đến tư lợi, do đó cần có văn bản hướng dẫn. Về việc này, theo quy định của pháp luật, Bộ Y tế chủ trì và Bộ Tài chính sẽ phối hợp hết sức chặt chẽ để xây dựng quy định hướng dẫn. Bên cạnh đó tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, để ngăn ngừa thất thoát, lãng phí, tham nhũng xảy ra.

Ngày 8/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, thay đổi hoạt động cấp phép lưu hành từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế cùng với Thông tư 16/2021/TT-BYT quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 mà Bộ Y tế ban hành ngày 8/11/2021 là những văn bản pháp quy quan trọng tăng cường công tác quản lý đối với trang thiết bị y tế và sinh phẩm xét nghiệm.

Cụ thể, Nghị định số 98 chú trọng thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính đồng thời bổ sung các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế. Theo đó, trang thiết bị y tế là mặt hàng phải kê khai giá và cho phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình về các yếu tố cấu thành giá khi cần thiết.

D.A

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Tin khác

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Xem thêm
Phiên bản di động