Gỡ “nút thắt” chi phí, tăng cạnh tranh cho logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long

Liên kết vùng, hạ tầng giao thông được xác định là một trong những “điểm nghẽn” khiến cho chi phí logistics tăng, làm giảm sức cạnh tranh của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Để sớm tháo gỡ “điểm nghẽn” trên, Chính phủ và các địa phương đã đầu tư rất nhiều nguồn lực phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về giao thông logistics.
Khơi thông “điểm nghẽn”, giảm chi phí logistics cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đường dẫn lên cầu Cần Thơ với khu công nghiệp Bình Minh. Ảnh: CTV

Hành động quyết liệt

Là một trong 6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, mặc dù thời gian qua, để đánh thức tiềm năng khu vực ĐBSCL, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về giao thông logistics, nhưng theo nhận định chung thì vùng ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Theo các chuyên gia, vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, sụt lún và hạn mặn. Khi hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, các nguồn vốn nếu được hỗ trợ kịp thời, thì những thế mạnh về nông nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo, bất động sản logistics, công nghiệp sẽ phát triển mạnh và gắn kết với liên kết vùng miền.

PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương cho rằng, vùng ĐBSCL với những lợi thế về đất đai màu mỡ, sông nước, phù sa và thời tiết thuận lợi, nhưng những lợi thế này đang chuyển thành bất lợi làm thay đổi các điều kiện phát triển. Dù có nhiều thế mạnh về thủy sản, trái cây, lúa gạo và gánh vác trên vai sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước nhưng người dân vùng ĐBSCL thu nhập vẫn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước.

“Lâu nay chúng ta vẫn chỉ nhận diện ĐBSCL là vùng đảm bảo an ninh lương thực cho toàn vùng và cả nước nhưng ít ai nghĩ người dân vùng ĐBSCL lại thu nhập thấp hơn so với mức trung bình của cả nước" - PGS.TS Trần Đình Thiên.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là nguồn vốn đầu tư công và thu hút vốn FDI thấp hơn so với các vùng, miền. Thách thức từ sạt lở bờ sông, bờ biển hay tình trạng di dân cũng ảnh hưởng đến phát triển của vùng và mối đe dọa đang hiện hữu là nguồn nước ngọt dồi dào đang suy giảm mạnh, ô nhiễm diện rộng, phù sa giảm và nước biển dâng.

Ông Tạ Quang Vinh - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng nhìn nhận, hạ tầng kỹ thuật vùng ĐBSCL còn yếu, thiếu đồng bộ và thiếu tính liên kết. Các dự án công trình đầu mối hạ tầng khung của vùng chưa được đầu tư đồng bộ, dẫn đến hiệu quả tính liên kết vùng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo ông Vinh, chất lượng nội dung quy hoạch kỹ thuật trong một số đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn thấp và thiếu đồng bộ chưa đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thứ hai tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan diễn biến ngày càng phức tạp tác động lớn đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đô thị gây rất nhiều khó khăn cho công tác lập, triển khai quy hoạch và các dự án đầu tư, một số đô thị trong vùng còn có hiện tượng sụt lún nền đất, tình trạng ngập úng đô thị vẫn còn xảy ra như tại TP. Cần Thơ và Mỹ Tho.

Cần sự giám làm, giám chịu trách nhiệm của các địa phương

Để tháo gỡ điểm nghẽn, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế năng động của cả nước.

Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, phát triển hạ tầng cho ĐBSCL đã chậm trong nhiều năm qua và muốn vùng phát triển nhanh cần phải có cơ chế chính sách đặc biệt. Theo đó, phát triển vùng ĐBSCL phải trở thành trung tâm logistics mang tầm quốc tế, không chỉ kết nối trong vùng, kết nối với TP. Hồ Chí Minh mà còn kết nối quốc tế. Ngoài ra, phát triển hạ tầng vùng ĐBSCL phải đặc thù, đặc biệt, thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện hệ sinh thái cho phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa.

Khơi thông “điểm nghẽn”, giảm chi phí logistics cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
Một đoạn đường qua TP.Mỹ Tho, Tiền Giang nhìn từ trên cao. Ảnh: CTV

Các chuyên gia đều cho rằng, trong một thời gian dài hạ tầng giao thông chưa đồng bộ đã khiến vùng ĐBSCL bị tụt hậu so với các vùng kinh tế trọng điểm khác trên cả nước, hàng hóa nông sản chủ lực của vùng phải gánh chi phí logistics tăng cao, giảm sức cạnh tranh.

TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam sẽ cần 25 – 30 tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Trong đó, ngân sách chỉ lo được khoảng 60% nhu cầu vốn, 40% vốn còn lại phải huy động từ nguồn lực bên ngoài. Riêng trong giai đoạn 2021 – 2025, Việt Nam cần 2 triệu tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng giao thông, trong đó, đường bộ chiếm 50% nhu cầu vốn.

Giai đoạn 2021 – 2025, vùng ĐBSCL được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công 90.000 tỷ đồng với 11 dự án thành phần và nguồn vốn này cũng chỉ đáp ứng được phần nào trong tổng vốn đầu tư của cả vùng. Để vùng nhanh chóng phát triển thì các địa phương cần đẩy nhanh hoàn thành các quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045; đồng thời, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn ODA.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng, năng lực thẩm định, thi công và quản lý các dự án, không để xảy ra việc đội vốn, chậm tiến độ và đẩy mạnh liên kết vùng; đặc biệt là sự vào cuộc của các địa phương vì lợi ích phát triển chung của vùng ĐBSCL./.

"Vai trò của địa phương là rất quan trọng đối với việc quy hoạch, nhất là trong khâu thực thi chính sách. Thời gian vừa qua có rất nhiều bộ, ngành, địa phương không dám nói, không dám làm sợ trách nhiệm. Tôi hy vọng, các địa phương sẽ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì cái chung tốt hơn thời gian tới" - TS. Cấn Văn Lực.
Gia Cư

Tin cùng chuyên mục

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tuyên dương 136 doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2023 được Bộ Tài chính tặng bằng khen; Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tặng giấy khen.
Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, tạo nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính đang tích cực triển khai Đề án, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo thông tư bãi bỏ một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về dự toán ngân sách nhà nước.
Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Sáng 10/12, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024, nhằm thông tin, tuyên truyền về các chính sách và thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thuế, hải quan, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan.

Tin khác

Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có vấn đề đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất để báo cáo các cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, thông lệ quốc tế cũng như tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bất động sản.
Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính

Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng vừa ký Quyết định số 2879/QĐ-BTC thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Từ ngày 1/12/2024, nhiều quy định, chính sách mới liên quan đến kinh tế có hiệu lực, gồm quy định khuyến mại hàng hóa, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biểu thuế xuất nhập khẩu, phát hành trái phiếu.
Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương vừa có Quyết định 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024. Theo đó, nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024.
Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có hướng dẫn hộ kinh doanh trên địa bàn nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025. Theo đó, việc khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế, công khai thông tin hộ khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch

Chỉ còn khoảng 2 tháng là kết thúc năm, nhưng ước tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023.
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Sửa đổi, bổ sung tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu để điều tiết tiêu dùng là phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường.
Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025

Thông qua dự toán ngân sách năm 2025

Tại phiên họp ngày 13/11/2024, chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động