Hà Nội kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng và nhà ở xã hội

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 317 về việc kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng (TTXD) tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố năm 2022.
Hà Nội kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại 5 quận, huyện, thị xã
Xây dựng dân dụng tại Hà Nội. Ảnh: TL

Hà Nội kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại 5 quận, huyện, thị xã

Theo kế hoạch, trong Quý II và Quý III/2022, UBND TP. Hà Nội kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng đối với UBND 5 quận, huyện, thị xã: Thanh Xuân, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Sơn Tây và UBND các phường, xã, thị trấn thuộc các quận, thị xã nêu trên. Thời kỳ kiểm tra tính từ 1/1/2020- 31/12/2021.

Lãnh đạo thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo quyết định kiểm tra, trong đó, Giám đốc Sở Tư pháp là Trưởng đoàn kiểm tra; thành viên gồm đại diện các Sở, ngành theo đề xuất của Sở Tư pháp.

Theo đó, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD, gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý, tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực TTXD tại địa bàn đơn vị quản lý;

Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để đảm bảo cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính; việc thực hiện trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD…

Ngoài ra, kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD gồm: Tổng số vụ vi phạm bị phát hiện, tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự, số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính.

Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt; việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính…

UBND TP. Hà Nội yêu cầu công tác kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch toàn diện và hiệu quả. Hoạt động kiểm tra phải đánh giá được kết quả triển khai và chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các đơn vị được kiểm tra.

Được biết, quản lý TTXD là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà thành phố Hà Nội tập trung giải quyết. Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Thành ủy Hà Nội mới đây ban hành Chỉ thị 03 về chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025...

Siết chặt việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn

Cũng theo UBND TP. Hà Nội, thành phố vừa ban hành Quyết định số 5488 về chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025".

Thống kê từ TP. Hà Nội cho thấy, giai đoạn 2016-2020, đã có 12.659 căn hộ nhà ở xã hội tại 23 dự án được xét duyệt bán, cho thuê, tương đương khoảng hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở. Việc xét duyệt cơ bản được thực hiện đúng trình tự, thủ tục.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhà ở xã hội, Sở Xây dựng Hà Nội và UBND các quận, huyện đã phát hiện, xử lý một số trường hợp các đối tượng mua, thuê nhà ở xã hội sử dụng không đúng mục đích. Cụ thể như việc cải tạo đập thông 2 căn hộ để mở rộng diện tích, cho ở nhờ, cho thuê lại hoặc không sử dụng. Điển hình như dự án nhà ở xã hội tại ngõ 622 phố Minh Khai có 57 trường hợp không sử dụng; khu nhà ở xã hội tại ô đất CC-1 khu đô thị Quốc Oai có 65 trường hợp; khu nhà ở cho người thu nhập thấp Ecohome 2 có 158 trường hợp; khu nhà ở cho người thu nhập thấp Ecohome 1 có 200 trường hợp.

Sở Xây dựng Hà Nội, các chủ đầu tư dự án, UBND các quận, huyện - nơi có nhà ở xã hội và các bên liên quan chưa thực hiện tốt việc giám sát sử dụng nhà ở xã hội; chưa quan tâm đến việc kiểm tra, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng nhà ở chung cư theo quy định.

Thời gian tới, UBND thành phố sẽ tăng cường giám sát khi xét duyệt đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Đồng thời, phối hợp giữa các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã với Sở Xây dựng nhằm kiểm tra danh sách các đối tượng được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, xác định đúng đối tượng được hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Đặc biệt, thành phố tăng cường giám sát sử dụng nhà ở xã hội. Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở xã hội và các chủ đầu tư nhà ở xã hội thực hiện đúng, đầy đủ nội dung quy định về giám sát đối tượng sau khi được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Công an thành phố chỉ đạo công an quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở xã hội thông qua quản lý nhân, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng để theo dõi những hộ, nhân khẩu đang cư trú thực tế; nắm bắt việc thay đổi nhân khẩu, hộ gia đình và xác định các trường hợp bán lại, cho thuê lại, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.../.

Diệu Hoa (TH)

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2023: Kinh tế tăng trưởng 3,32%, thấp hơn kịch bản dự kiến

Quý I/2023: Kinh tế tăng trưởng 3,32%, thấp hơn kịch bản dự kiến

Kinh tế quý I năm 2023 tăng trưởng 3,32%, thấp hơn nhiều kịch bản quý I/2023 (tăng 5,6%). Điều này cho thấy, nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trước những tác động tiêu cực của các yếu tố lạm phát trên thế giới tăng cao, xung đột địa chính trị, chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia, thị trường xuất khẩu suy giảm…
GDP quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022

GDP quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022

Sáng ngày 29/3, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tiến hành họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2023. Theo đó, tăng trưởng GDP quý I/2023 dự kiến tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022.
Siết chặt hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng

Siết chặt hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản khuyến nghị về việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên mạng, gửi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam, các nhãn hàng, doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động quảng cáo. Động thái này nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng.
Gỡ nút thắt pháp lý giúp bất động sản hồi sinh

Gỡ nút thắt pháp lý giúp bất động sản hồi sinh

Tại Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân thường niên 2023, các ý kiến cho rằng, đột phá thể chế, mở nút thắt pháp lý sẽ giúp bất động sản hồi sinh.
Gỡ nút thắt để thị trường bất động sản phục hồi, phát triển

Gỡ nút thắt để thị trường bất động sản phục hồi, phát triển

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia bất động sản đều có chung nhận định, Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ mới ban hành được xem như là hành động "gỡ nút thắt" cho bước đi phục hồi, phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Tin khác

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Được "phá băng" thị trường bất động sản đang dần phục hồi

Được "phá băng" thị trường bất động sản đang dần phục hồi

Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ ban hành mới đây được xem như là giải pháp “phá băng” cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Sau các chỉ đạo nóng của Chính phủ, “tảng băng” đang đè nặng lên thị trường bất động sản đang dần tan khi thị trường rục rịch hoạt động trở lại. Vậy, doanh nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị gì khi thị trường bất động sản phục hồi?
Thuế tối thiểu toàn cầu tác động mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư

Thuế tối thiểu toàn cầu tác động mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị về “Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam”. Hội nghị nhằm lấy ý kiến để trên cơ sở đó, Bộ xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam và tham mưu, đề xuất, chính sách áp dụng tại Việt Nam.
Giải pháp nào để kéo giảm giá nhà ở?

Giải pháp nào để kéo giảm giá nhà ở?

Để kéo giảm giá nhà ở, cần tạo cơ chế để thị trường bất động sản hoạt động đúng quy luật với 3 giải pháp gồm: minh bạch thông tin và chính sách nhất quán; tạo ra các kênh thông tin để người mua có khả năng phân tích, phán đoán cần thiết; có cơ chế sàng lọc và phân bổ vốn để nguồn lực được tập trung cho từng nhóm sản phẩm.
Hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022 trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

Hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022 trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

Ngày 21/3, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022 trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Chương trình được triển khai nhằm hỗ trợ kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện quyết toán thuế của người nộp thuế.
Phát hành trái phiếu sẽ tạo đòn bẩy tài chính cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Phát hành trái phiếu sẽ tạo đòn bẩy tài chính cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Việc thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề cần được giải quyết để tạo động lực phát triển kinh tế cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
TP. Hồ Chí Minh thành lập 02 Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị

TP. Hồ Chí Minh thành lập 02 Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm và Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Tây Bắc để giúp UBND thành phố quản lý hoạt động đầu tư phát triển hai khu vực quan trọng này.
Tạo thể chế thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Tạo thể chế thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Theo các chuyên gia, cần nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô nhằm tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thế chế, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn cho Hà Nội.
UBND cấp tỉnh sẽ quyết định mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay đối với đối tượng chính sách

UBND cấp tỉnh sẽ quyết định mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay đối với đối tượng chính sách

Theo Bộ Tài chính, mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, quy trình, thủ tục, bảo đảm tiền vay (nếu có) đối với người nghèo và đối tượng chính sách, do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội và phù hợp với thực tế tại địa phương.
Làm sao giải ngân được phần vốn của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội?

Làm sao giải ngân được phần vốn của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội?

Các bộ, ngành, địa phương cần phải gấp rút trong chuẩn bị và giải ngân các dự án thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, bởi chỉ còn 10 tháng nữa hết hạn giải ngân chương trình.
Xem thêm
Phiên bản di động