Hà Nội: Thu hồi dự án đầu tư chậm tiến độ, chây ỳ

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục giám sát chặt chẽ kết quả thực hiện đầu tư của các dự án đầu tư, đặc biệt sẽ lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể các dự án với tinh thần tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với các dự án, quan trọng nhất là đưa đất vào sử dụng. Các dự án nào do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư không tích cực hợp tác thì kiên quyết phải thu hồi.
Hà Nội: Thu hồi dự án đầu tư chậm tiến độ, chây ỳ
Quang cảnh Kỳ họp thứ 3, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI ngày 9/12/2021. Ảnh: Khánh linh

Tại Kỳ họp thứ 3, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, diễn ra ngày 9/12/2021, các sở ngành đã làm rõ việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

Vì sao nhiều dự án đầu tư chậm triển khai?

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (KH&ĐT) Đỗ Anh Tuấn cho biết, từ năm 2017 đến nay, TP. Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 206 dự án, với tổng số vốn dự án là hơn 548.000 tỷ đồng. Hiện nay đã có 54 dự án hoàn thành, 70 dự án đang triển khai xây dựng.

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án còn chậm do trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, có thay đổi Luật Đầu tư. Thành phố đã yêu cầu rà soát lại các trình tự thủ tục pháp lý của các dự án. Trong quá trình tổ chức, việc xử lý vi phạm của các nhà đầu tư như vi phạm công tác phòng cháy chữa cháy, nghĩa vụ về đất đai, bảo hiểm xã hội… Thậm chí, một số nhà đầu tư còn chưa tích cực chủ động phối hợp với các sở ngành liên quan trong việc hoàn thiện thủ tục. “Việc chậm cũng có trách nhiệm của các sở ngành trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát các nhà đầu tư tổ chức đầu tư” – ông Đỗ Anh Tuấn nói.

Phía Sở KH&ĐT Hà Nội cũng đã phối hợp tích cực đối với các nhà đầu tư hướng dẫn các thủ tục triển khai. Đồng thời, tham mưu thành phố nhanh chóng sửa đổi quy trình tổ chức thực hiện đầu tư. Đến nay, sở đã ban hành hướng dẫn thực hiện quy trình đầu tư, giải quyết những vướng mắc tồn đọng của các nhà đầu tư; trong đó, vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, chủ trương đầu tư.

Về giải pháp, ông Đỗ Anh Tuấn cho biết, các bộ ngành đã kiến nghị sửa đổi Luật Đầu tư, nhà ở, luật đất đai để có thể triển khai được các dự án sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, sở cam kết với HĐND TP. Hà Nội sẽ tích cực tham mưu cho thành phố để đẩy nhanh tiến độ chứng nhận đầu tư đối với các dự án; giám sát chặt chẽ kết quả thực hiện đầu tư của các dự án để báo cáo thành phố các dự án chậm tiến độ, không đủ điều kiện thì sẽ tiến hành thu hồi.

Đối với việc đôn đốc các dự án chậm tiến độ triển khai, Giám đốc Sở KH&ĐT Đỗ Anh Tuấn cho biết, Sở KH&ĐT đã chủ trì, phân loại các dự án môi trường có sử dụng đất, các dự án về nhà ở, thương mại dịch vụ...; làm rõ tồn tại, vướng mắc của các dự án ở đâu; đồng thời kiên quyết thu hồi các dự án chủ đầu tư chây ỳ, không triển khai. Hiện nay, có khoảng 900 dự án chậm tiến độ. Sở sẽ có các giải pháp tổ chức thực hiện.

Đối với dự án ngoài ngân sách, sở chủ động xây dựng quy trình tổ chức thực hiện, gửi văn bản tới các sở ngành, quận, huyện, tập hợp đầy đủ, chuyển sang Sở Tư pháp ban hành văn bản quy phạm pháp luật, và Sở Tư pháp đã thẩm định, có báo cáo vào ngày 24/11. Sở KH&ĐT đã trình TP. Hà Nội ban hành quy định đối với các dự án sử dụng đất trên địa bàn thành phố, để hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn Hà Nội.

Giám đốc Sở KH-ĐT Đỗ Anh Tuấn cho biết thêm, giai đoạn 2016 - 2021, Thành ủy - UBND thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt đối với những công trình trọng điểm. Với 55 công trình trọng điểm được quyết nghị, hiện có 11 dự án ngân sách hoàn thành và cơ bản hoàn thành mục tiêu ban đầu, 15 dự án đang tập trung chỉ đạo thi công, 12 đang hoàn thiện thủ tục đầu tư và 7 dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Như vậy dự án hoàn thành mục tiêu đề ra của là 11/33 dự án, đạt 33%. Trong đó có những dự án vốn ODA, PPP...

Về nguyên nhân chậm dự án trọng điểm, ông Đỗ Anh Tuấn nhận định, việc chậm giải phóng mặt bằng là một trong những nguyên nhân chính, đây là vấn đề được các đại biểu và nhân dân hết sức quan tâm và đã chỉ ra nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, tư vấn, khảo sát, thiết kế cũng chưa sát, dẫn đến việc phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh mức đầu tư, qua đó kéo dài thời gian thực hiện dự án. Với những dự án vốn ODA, Giám đốc Sở KH&ĐT thông tin thêm, với những công trình trọng điểm, như dự án đường sắt có thời gian thực hiện kéo dài, là dự án lớn chưa có tiền lệ dẫn đến việc tổ chức, thiết kế, thực hiện các gói thầu phải điều chỉnh, phải bổ sung từ phía bộ ngành.

Về những dự án PPP, ông Đỗ Anh Tuấn đánh giá quá trình triển khai khá phức tạp. "Từ những năm 2018 - 2019, dừng thanh toán theo Luật Tài sản công. PPP phải chuyển sang hình thức khác. Do vậy, hồ sơ mời thầu, hồ sơ phát hành hồ sơ mời thầu cũng phải dừng thực hiện", Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội lý giải và cho biết thêm, bên cạnh đó, một số dự án phải thực hiện, hoàn thành quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực hiện dự án trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020, Sở này đã tham mưu thành phố, và HĐND đã quyết nghị 39 dự án trọng điểm.

Lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể các dự án

Làm rõ thêm vấn đề này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường cho hay, thực hiện Nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã ban hành các kế hoạch, đã chỉ đạo, thực hiện các tổ công tác, lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra các dự án chậm.

Kết qua, hiện 379 dự án đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó: 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư (CĐT) tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng. Với 63 dự án chậm giải phóng mặt bằng; các dự án còn lại vướng một số nội dung, các CĐT đang tập trung hoàn tất thủ tục.

Qua thanh tra kiểm tra đã có tác động tích cực, CĐT hoàn thành nghĩa vụ tài chính đưa đất vào sử dụng. Nguyên nhân khách quan là do: Chính sách quy định liên quan đất đai quy hoạch có nhiều thay đổi; chờ rà soát theo QH chung và QH phân khu; tình hình dịch bệnh… Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức ý thức chấp hành Luật Đất đai của các CĐT hạn chế, nhiều CĐT không phối hợp địa phương, cố tình chây ì không thực hiện nghĩa vụ tài chính, một số CĐT sắp hết hạn dự án thì đề nghị điều chỉnh gia hạn, một số sở ngành thực hiện chưa phối hợp đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Sở TN&MT sẽ cùng các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các nghị quyết, báo cáo giám sát HĐND và kế hoạch của UBND TP. Hà Nội, tháo gỡ khó khăn cho các CĐT đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ỳ không thực hiện kết luận thanh tra.

Với những dự án CĐT không liên hệ chính quyền địa phương, sau giải phóng mặt bằng chưa đầu tư xây dựng, các ngành cần quyết tâm xử lý. Đồng thời, TP. Hà Nội tăng cường giám sát đầu tư, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật…

Sở cũng quyết tâm tập trung thực hiện xây dựng hồ sơ địa chính đảm bảo tiến độ thành phố gia hạn trong năm 2022 phải xong. Song, đề nghị lãnh đạo quận huyện chỉ đạo xã phường phối hợp các đơn vị rà soát thực hiện tốt kế hoạch đo đạc, đảm bảo 100% theo quy định. Trên địa bàn các quận huyện, khối lượng các thửa đất rất lớn, cần các sở ngành quận huyện phối hợp.

Tham gia trả lời chất vấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, 383 dự án trước kia HĐND TP. Hà Nội đã có ý kiến, hiện nay các sở ngành quận huyện tiếp tục triển khai thực hiện. Đối với 61 dự án chậm triển khai tại huyện Mê Linh, có nguyên nhân chính là do khi sáp nhập 2008, TP tạm dừng các dự án để điều chỉnh quy hoạch. Ngoài ra còn do công tác giải phóng mặt bằng, giao đất dịch vụ, năng lực của một số chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu.

“Sở TN&MT lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể các dự án với tinh thần tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với các dự án, quan trọng nhất là đưa đất vào sử dụng. Các dự án nào do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư không tích cực hợp tác thì kiên quyết phải thu hồi” – Phó Chủ tịch cho biết.

Theo Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, những năm qua, thành phố đã thực hiện nhiều nội dung thu hút đầu tư ngoài ngân sách và triển khai các dự án đầu tư công trên địa bàn trong nhiều lĩnh vực từ giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa đến phát triển các khu đô thị, phát triển nhà ở… Từ đó góp phần hoàn thành được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, thu hút nguồn lực để phát triển thành phố và từng bước giúp bộ mặt đô thị thêm khang trang, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án chậm tiến độ, gặp vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Có những dự án đã được HĐND TP. Hà Nội giám sát, tái giám sát nhưng vẫn còn chuyển biến chưa nhiều, cần được làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục trong thời gian tới./.

Khánh Linh

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.

Tin khác

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tuyên dương 136 doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2023 được Bộ Tài chính tặng bằng khen; Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tặng giấy khen.
Xem thêm
Phiên bản di động