Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 30.245 tỷ đồng

Sáng ngày 4/1/2024, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ và công tác Đảng năm 2024. Hội nghị diễn ra tại Hà Nội và được kết nối với các điểm cầu KTNN khu vực trên cả nước.

Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024 của KTNN, năm 2023, KTNN đã cơ bản hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác với nhiều kết quả nổi bật.

Bám sát các định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, Kế hoạch kiểm toán năm 2023 được xây dựng với 129 nhiệm vụ, giảm 49 nhiệm vụ (tương ứng giảm 67 đoàn kiểm toán/232 đoàn) so với năm 2022.

Với các giải pháp tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm toán quyết liệt và đồng bộ, cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, kiểm toán viên, kế hoạch kiểm toán năm 2023 đã được triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng, đúng mục tiêu đề ra.

Năm 2023: Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 30.245 tỷ đồng
Các đại biểu tham dự hội nghị sáng 4/1.

Tính đến ngày 15/12/2023, toàn ngành đã kết thúc kiểm toán 171 cuộc, phát hành 173 báo cáo kiểm toán (BCKT). Tổng hợp kết quả kiểm toán đối với các BCKT đã phát hành, KTNN kiến nghị xử lý 30.245 tỷ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu NSNN 4.099,1 tỷ đồng, giảm chi NSNN 7.392,5 tỷ đồng; kiến nghị khác 18.753,4 tỷ đồng.

Đồng thời, KTNN kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 133 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý có nội dung không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn; kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Đặc biệt, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã kiến nghị điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật tại 1 dự án; cung cấp 299 BCKT và tài liệu có liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra… để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời cung cấp thông tin phục vụ các phiên họp của Chính phủ, Quốc hội; tích cực cử đại diện KTNN tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát, tổ công tác về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Năm 2024: Tập trung kiểm toán báo cáo quyết toán các bộ, cơ quan trung ương, địa phương

Bước sang năm 2024, việc xây dựng kế hoạch kiểm toán có những đổi mới theo hướng tiếp tục giảm đầu mối, nhiệm vụ kiểm toán, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị được kiểm toán song vẫn phải bám sát Chiến lược Phát triển KTNN đến năm 2030 và các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Theo đó, KTNN xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm 2024 với tổng số nhiệm vụ là 121 nhiệm vụ so với 129 nhiệm vụ năm 2023 (giảm 8 nhiệm vụ), trong đó ưu tiên, tập trung nguồn lực để kiểm toán báo cáo quyết toán các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (đảm bảo kiểm toán từ 80% đến 90% báo cáo quyết toán) và các cuộc kiểm toán chuyên đề toàn ngành đảm bảo chất lượng (kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin đạt tỷ lệ 27% tổng số nhiệm vụ của năm 2024).

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Quốc hội, UBTVQH, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao và biểu dương những kết quả, thành tích mà KTNN đã đạt được trong năm 2023.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, kết quả công tác của ngành KTNN đã góp phần siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời kết quả kiểm toán cũng đã cung cấp nhiều thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Với năm 2024, năm được đánh giá là còn nhiều khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam và thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý KTNN cần tập trung triển khai 8 nội dung trọng tâm.

Theo đó, KTNN cần bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, Chiến lược Phát triển KTNN để thực hiện nhiệm vụ năm 2024; tiếp tục đổi mới phương thức kiểm toán; tăng cường giáo dục về đạo đức, văn hóa ứng xử, trách nhiệm và lòng tự tôn nghề nghiệp.

Đồng thời, đẩy mạnh việc công khai kết quả kiểm toán, công khai danh sách các tổ chức, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường năng lực chuyên môn đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế; xây dựng Đảng bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh...

Phát biểu đáp từ chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, để đạt được những kết quả công tác nổi bật trong năm 2023, KTNN luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, trong đó có cá nhân đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành./.

Dương An

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

Với lần điều chỉnh tăng lương năm 2024, cùng với kinh nghiệm và dự báo từ những lần tăng lương trước, cơ quan quản lý ở các địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tăng giá trên địa bàn.
Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Xem thêm
Phiên bản di động