Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: Nhiều cải cách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được Chính phủ đặc biệt quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa, cải thiện Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhiều đột phá trong kiểm tra chuyên ngành

Theo ông Lương Khánh Thiết – Phó Trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự nỗ lực triển khai của các bộ, ngành, công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp (DN) ghi nhận.

Cụ thể, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới theo hướng cải cách, tạo thuận lợi cho DN.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành ở các mức độ, hình thức khác nhau. Nhiều bộ, ngành chuyển đổi thời điểm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nhiều thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành được điện tử hóa. Những quy định chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành cũng đã được xử lý. Tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra đã giảm trong năm 2021.

Ngoài ra, nhằm tạo bước đột phá trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 phê duyệt đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Trên cơ sở đó, từ năm 2021 đến nay, Tổng cục Hải quan tập trung xây dựng, trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu làm cơ sở triển khai các nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ.

Nguồn: VCCI
Nguồn: VCCI

Việc đổi mới mô hình kiểm tra chuyên ngành theo nghị định được kỳ vọng sẽ giúp DN giảm chi phí và thời gian, giúp tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm lô hàng phải kiểm tra, giảm thời gian thông quan hàng hóa; giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của DN trong việc tuân thủ pháp luật về chất lượng, về an toàn thực phẩm của hàng hóa.

Bản báo cáo về mức độ hài lòng của DN đối với việc thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành mới được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan công bố ngày 3/11 đã cho thấy rõ rệt những kết quả này.

Trong đó tiêu biểu là đánh giá của DN về ảnh hưởng của việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đến thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, với mức độ tốn kém được đo trên thang điểm 1-10, về thời gian, nếu áp dụng phương thức truyền thống, việc khai báo thông tin hồ sơ được đánh giá ở mức 5-5,04 điểm; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được đánh giá ở mức 5-5,20 điểm thì hai khâu quan trọng này được DN chấm 3-3,25 điểm và 3-3,52 điểm nếu thực hiện trên Cổng thông tin NSW. Tương tự với chi phí, việc khai báo thông tin hồ sơ được đánh giá ở mức 4,48-5 điểm; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ ở mức 4,91-5 điểm nếu áp dụng phương thức truyền thống và đạt tới 2-3,1 điểm và 3-3,27 điểm nếu thực hiện trên Cổng.

Kỳ vọng triển khai NSW triệt để hơn

Khảo sát do VCCI và Tổng cục Hải quan triển khai liên quan đến kiểm tra chuyên ngành cũng ghi nhận một số phản ánh của cộng đồng DN. Phần lớn ý kiến DN rất ủng hộ những nỗ lực của Bộ Tài chính mà cụ thể là ngành Hải quan trong công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành. Song, theo kết quả điều tra, chỉ 60% DN hài lòng với kết quả phản hồi của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Qua đó, số DN này đề nghị các bộ, ngành có thủ tục kiểm tra chuyên ngành cần hợp tác với cơ quan đầu mối là Tổng cục Hải quan xây dựng một cơ chế Điểm hỏi đáp quốc gia về các thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành. Trong cơ chế này, nhân sự tham gia hỗ trợ cần bao gồm cán bộ đại diện cho hải quan và tất cả các bộ, ngành liên quan.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc triển khai một số khâu trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành qua Cổng thông tin NSW giúp giảm thời gian và chi phí như đã nêu trên. Do vậy, các DN mong muốn việc triển khai NSW được tiến hành nhanh hơn và triệt để hơn nhằm tối giản các giấy tờ phải nộp, chuyển tối đa sang các hình thức số hóa.

Về phía cơ quan đầu mối, ông Lương Khánh Thiết cho hay, trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan hải quan sẽ phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn vướng mắc, bất cập, gây kéo dài thời gian, tăng chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu để kiến nghị sửa đổi, bổ sung; thời hạn hoàn thành tháng 6/2023; dự kiến rà soát tập trung lần tiếp theo trong quý IV/2022.

Cơ quan hải quan cũng sẽ nâng cấp Cổng thông tin NSW để tạo thuận lợi hơn cho DN tiến tới số hóa hồ sơ, số hóa quy trình thủ tục, giảm đầu mối tiếp xúc giữa DN và các cơ quan quản lý nhà nước./.

T/H

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.

Tin khác

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động