Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, tỉnh đã nghiên cứu, vận dụng nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.

Tăng thu ngân sách từ các khu công nghiệp

Thời gian qua, Kiên Giang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Kiên Giang có 2 KCN đang hoạt động, gồm KCN Thạnh Lộc (huyện Châu Thành) và KCN Thuận Yên (TP. Hà Tiên).

Kiên Giang: Nhiều giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
Kiên Giang hiện có 2 KCN đang hoạt động, bao gồm KCN Thạnh Lộc và KCN Thuận Yên. Ảnh minh họa.

Trong đó, KCN Thạnh Lộc đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng giai đoạn I được 154,85/155,167 ha, đạt 99,79%; đã triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, tỷ lệ đầu tư xây dựng KCN Thạnh Lộc giai đoạn I, quy mô 151,98 ha, là 52,03%.

Đến cuối năm 2023, tại KCN Thạnh Lộc có 23 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 6.694 tỷ đồng, diện tích đăng ký 69,36 ha, tỷ lệ lấp đầy (giai đoạn I) đạt khoảng 63%. Lũy kế vốn đầu tư đến cuối năm 2023 ước đạt 5.517 tỷ đồng.

Theo đó, các dự án đầu tư vào KCN Thạnh Lộc đã tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp mới cho tỉnh như giày da, kính cường lực, gỗ MDF, bia, nước giải khát, phụ kiện ngành điện nước.

Đồng thời, gia tăng thêm một số sản phẩm công nghiệp khai thác được tiềm năng, thế mạnh của Kiên Giang như chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng. Ngoài ra, các dự án đầu tư trong KCN còn thúc đẩy một số lĩnh vực khác phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ, nguồn nguyên vật liệu…

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, các dự án đầu tư trong KCN Thạnh Lộc đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ.

Trong giai đoạn 2017 - 2023, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp trong KCN Thạnh Lộc đạt khoảng 5.884 tỷ đồng/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ước đạt khoảng 900 triệu USD.

Đến cuối năm 2023, các doanh nghiệp trong KCN Thạnh Lộc đã giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 12.100 lao động (người lao động trong tỉnh chiếm khoảng 90%), đời sống của người lao động ngày càng được nâng lên. Qua đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.

Đồng thời, giai đoạn 2017 - 2023, doanh nghiệp trong các KCN đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 4.729 tỷ đồng, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đối với KCN Thuận Yên đã giải phóng mặt bằng được 131,37/133,95 ha, đạt 98,07%; thực hiện đầu tư hạ tầng một phần các trục đường trong KCN, tỷ lệ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN là 16,21%.

Hiện tại, KCN Thuận Yên có một dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với vốn đăng ký đầu tư 292,5 tỷ đồng, diện tích đăng ký 22,60 ha, tỷ lệ lấp đầy 25,84%. Giải quyết việc làm cho gần 100 lao động.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN tại Kiên Giang trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Thực trạng đến nay vẫn chưa kêu gọi được nhà đầu tư cấp 1.

Nguyên nhân do ảnh hưởng của chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xử lý nền đất yếu và giá cho thuê đất cao, nên chi phí đầu tư dự án tại các KCN trên địa bàn tỉnh khá cao, dẫn đến thời gian hoàn vốn của dự án dài, từ đó khó thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư dự án trong KCN.

Bên cạnh đó, Kiên Giang có vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm kinh tế lớn của cả nước; hạ tầng giao thông của tỉnh nói riêng, cũng như toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đang trong quá trình hoàn thiện. Hệ thống dịch vụ logistics, cảng biển trong vùng còn hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa...

Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng “sạch” để kêu gọi thu hút đầu tư

Trước những trở ngại trong việc kêu gọi đầu tư phát triển KCN, ngày 8/8, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Chương trình Đầu tư phát triển hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng KCN một cách đồng bộ, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững.

Đồng thời, vận dụng tốt các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.

Trong đó, tỉnh xác định tập trung phát triển các KCN tại những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển và có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, với tổng quy mô phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.

Ngoài ra, Kiên Giang cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh, phấn đấu lấp đầy phần diện tích còn lại của giai đoạn I - KCN Thạnh Lộc.

Kiên Giang: Nhiều giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
Kiên Giang đề ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu lấp đầy diện tích còn lại của giai đoạn I - KCN Thạnh Lộc. Ảnh minh họa.

Song song việc đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành giai đoạn II - KCN Thạnh Lộc và KCN Thuận Yên, tỉnh kêu gọi nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Xẻo Rô theo chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt (57/210,54 ha). Sau năm 2025, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN còn lại theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Để đạt mục tiêu đề ra, trên cơ sở các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kiên Giang tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN theo hướng phù hợp và đồng bộ với quy hoạch chung của tỉnh và quy hoạch của các địa phương.

Tỉnh cũng tăng cường thu hút đầu tư phát triển KCN theo hướng tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hình thức xúc tiến đầu tư, tổ chức các hội nghị chuyên đề về kêu gọi đầu tư, nhằm thu hút các doanh nghiệp có điều kiện, năng lực về tài chính tham gia đầu tư phát triển hạ tầng và đầu tư sản xuất - kinh doanh tại các KCN theo quy hoạch.

Chủ động mời gọi các nhà đầu tư quan tâm, hướng dẫn nhà đầu tư từ khâu nghiên cứu, tìm hiểu môi trường đến khi thực hiện thủ tục đầu tư và trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển các KCN của tỉnh. Đặc biệt, tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư...

Bên cạnh đó, tập trung huy động tốt các nguồn lực (kể cả nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ngoài ngân sách) để đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp. Trong đó, ưu tiên cân đối và bố trí vốn ngân sách tỉnh để hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN theo quy hoạch.

Tỉnh cũng sẽ nghiên cứu đề xuất và xây dựng mới các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với định hướng và tình hình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh để hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN phù hợp với khả năng cân đối từ ngân sách tỉnh, nhằm chủ động và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng “sạch” kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội cho địa phương.

Linh Gia

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo HĐND thành phố liên quan công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 6/1/2020 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 (Quyết định 02/2020). Theo đó, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15/10/2024.
Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Ngày 30/9, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

Tin khác

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 9 được công bố ngày 25/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Tính đến giữa tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh mới chỉ đạt gần 20% trên tổng số hơn 12.000 tỷ đồng vốn được giao trong năm 2024.
Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (nâng cấp quốc lộ 19), đặc biệt là đoạn qua đèo An Khê, đang trong giai đoạn thi công khẩn trương, vượt qua thách thức do thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2024 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các tỉnh Tây Nguyên.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn điện tử

Tính đến thời điểm 16-8-2024, hệ thống hóa đơn điện tử đã tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn. Về hoạt động khai thuế điện tử, tính đến ngày 30-6-2024, đã có 932.509 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 933.274 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,99%.
Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, tỉnh đã nghiên cứu, vận dụng nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.
Nhiều vướng mắc khi thực thi 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Nhiều vướng mắc khi thực thi 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Sau hơn 1 tháng triển khai, khâu thi hành 3 luật liên quan đến bất động sản vẫn còn nhiều vướng mắc bới nguyên nhân khách quan, chủ quan.. Vì vậy, các địa phương cần khẩn trương tổ chức các hội nghị phổ biến, tập huấn về các quy định mới của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản để cơ quan chuyên ngành, cán bộ chuyên trách hiểu đúng, đủ.
Tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra

Tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra

Trong tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra có chất lượng; chú trọng đến những lĩnh vực có khả năng xảy ra gian lận làm thất thu ngân sách. Số tiền đã thu nộp ngân sách đạt hơn 1.307 tỷ đồng.
Ngành Ngân hàng có chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Ngành Ngân hàng có chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi tất cả ngân hàng thương mại yêu cầu có các chính sách một cách hợp lý, tích cực như tạm thời khoanh nợ, hoãn giãn nợ, giảm lãi ngay những khoản nào đã đến hạn, những khoản nợ sắp tới hạn cũng sẽ có cách xử lý để hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 12/9/2024, Bộ Tài chính phát động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Tham dự có các Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Cao Anh Tuấn. Tại buổi phát động này, đại diện Tổng cục Hải quan đã trao số tiền ủng hộ 200 triệu đồng.
Bổ sung quy định về lập Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách giúp thu hút nhà đầu tư chiến lược

Bổ sung quy định về lập Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách giúp thu hút nhà đầu tư chiến lược

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tại dự án Luật đã bổ sung quy định Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác nhằm giúp thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước ở một số ngành ưu đãi đầu tư.
Xem thêm
Phiên bản di động