Luật Đầu tư công: Sửa đổi nhiều nội dung quan trọng, sát thực tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ báo cáo đề nghị xây dựng dự án Luật Đầu tư công sửa đổi. Dự kiến sẽ có nhiều nội dung mới quan trọng như cho phép sử dụng chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án; cho phép tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập với tất cả các nhóm dự án; nâng quy mô vốn đầu tư công với dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên…

Nhiều vấn đề được luật hóa

Theo Bộ KH&ĐT, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã quy định nhiều nội dung mới, cải cách, đột phá về tư tưởng và quan điểm. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện, Luật Đầu tư công năm 2019 cũng đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế, các vướng mắc có tính cấp bách cần xử lý, tháo gỡ. Đồng thời, Quốc hội cũng đã ban hành các Luật, Nghị quyết để sửa đổi, quy định một số chính sách mới, ban hành một số cơ chế thí điểm cần nghiên cứu để luật hóa.

Cụ thể, thời gian qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ban hành các Nghị quyết phân cấp cho địa phương thực hiện một số dự án quy mô lớn, đường cao tốc, trọng điểm, liên vùng. “Đây là những vấn đề “đã chín, đã rõ”, cần nghiên cứu luật hóa để mở rộng phạm vi áp dụng” - Bộ KH&ĐT cho biết.

Sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng trong Luật Đầu tư công
Ảnh TL minh hoạ

Đồng thời, qua thực tiễn triển khai Luật Đầu tư công năm 2019, một số nội dung có thể nghiên cứu phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, theo nguyên tắc cấp nào quản lý chương trình, dự án thì cấp đó chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan trong quá trình thực hiện.

Dự kiến Luật áp dụng ngay từ năm 2025

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối triển khai KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025, đồng thời phải chuẩn bị tốt để triển khai KHĐTCTH giai đoạn 2026-2030. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Luật Đầu tư công sửa đổi được áp dụng ngay từ năm 2025. Do đó, dự kiến dự Luật sẽ được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình một kỳ họp với trình tự, thủ tục rút gọn.

Chẳng hạn như phân cấp cho cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án phải bảo đảm sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; phân cấp cho HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Cùng với đó, cần tiếp tục nghiên cứu, cắt giảm, đơn giản hóa một số trình tự, thủ tục không cần thiết để giảm bớt thời gian xây dựng, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) và hằng năm.

Cho phép sử dụng chi thường xuyên để chuẩn bị đầu tư dự án

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sửa đổi 5 nhóm chính sách lớn.

Nhóm chính sách thứ nhất là thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng.

Các nội dung được đề xuất gồm: cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án (bao gồm cả dự án nhóm B, C); quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên…

Đây là các chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại các Nghị quyết số 43, Nghị quyết số 106…

Nhóm chính sách thứ 2 là tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Các chính sách được đề xuất là phân cấp thẩm quyền điều chỉnh KHĐTCTH và hằng năm vốn NSTW giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương từ UBTVQH cho Thủ tướng Chính phủ.

Nâng quy mô vốn đầu tư công với dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng; dự án nhóm A từ 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ…

Gỡ nhiều Sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng trong Luật Đầu tư công
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng làm việc với ban soạn thảo dự án luật

Ở nhóm chính sách thứ 3 về nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất quy định cho phép sử dụng nguồn chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án; cho phép doanh nghiệp nhà nước là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ…

Nhóm chính sách thứ 4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung một chương riêng quy định về vốn nước ngoài. Trong đó bổ sung quy định về việc cho phép giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài nguồn NSTW độc lập với kế hoạch vốn cho vay lại; đơn giản hóa nội dung liên quan đến Đề xuất dự án…

Nhóm chính sách cuối cùng là về đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Theo đó, trình tự, thủ tục lập KHĐTCTH và hằng năm được đơn giản hóa; cắt giảm thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; quy định danh mục dự án Chính phủ báo cáo Quốc hội để ban hành KHĐTCTH là danh mục dự kiến…/.

Yến Hoàng

Tin cùng chuyên mục

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 9 được công bố ngày 25/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (nâng cấp quốc lộ 19), đặc biệt là đoạn qua đèo An Khê, đang trong giai đoạn thi công khẩn trương, vượt qua thách thức do thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2024 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các tỉnh Tây Nguyên.
Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, tỉnh đã nghiên cứu, vận dụng nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.
Tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra

Tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra

Trong tháng 8/2024, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 6.863 cuộc thanh tra, kiểm tra có chất lượng; chú trọng đến những lĩnh vực có khả năng xảy ra gian lận làm thất thu ngân sách. Số tiền đã thu nộp ngân sách đạt hơn 1.307 tỷ đồng.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 14,15 tỷ USD trong 8 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 14,15 tỷ USD trong 8 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 8 tháng ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt hơn 1.335 nghìn tỷ đồng

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt hơn 1.335 nghìn tỷ đồng

Thông tin mới phát đi, Bộ Tài chính cho biết, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 17,8% so cùng kỳ năm 2023.
8 tháng, giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp hơn cùng kỳ

8 tháng, giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp hơn cùng kỳ

Dự kiến hết tháng 8, cả nước giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 được 274.501 tỷ đồng, đạt 37,01% kế hoạch; đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. So với cùng kỳ năm 2023, tỷ lệ giải ngân đang thấp hơn 2%.
Còn 13.771,7 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

Còn 13.771,7 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ

Báo cáo về tình hình phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2024, Bộ Tài chính cho biết, vẫn còn 13.771,7 tỷ đồng vốn đầu tư công của 19 bộ và 21 địa phương chưa phân bổ hết hoặc chưa phân bổ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% năm 2024

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% năm 2024

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo với chủ đề "Vươn tới tầm cao mới". Sự kiện có sự tham gia của ông Andrea Coppola - Chuyên gia Kinh tế trưởng kiêm Quản lý chương trình của WB tại Việt Nam, Cambodia và Lào, cùng với bà Dorsati Madani - Chuyên gia Kinh tế cấp cao, ông Ketut Kusuma - Chuyên gia cấp cao về khu vực tài chính và ông Sebastian Eckardt - Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương.
Luật Đầu tư công: Sửa đổi nhiều nội dung quan trọng, sát thực tế

Luật Đầu tư công: Sửa đổi nhiều nội dung quan trọng, sát thực tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ báo cáo đề nghị xây dựng dự án Luật Đầu tư công sửa đổi. Dự kiến sẽ có nhiều nội dung mới quan trọng như cho phép sử dụng chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án; cho phép tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập với tất cả các nhóm dự án; nâng quy mô vốn đầu tư công với dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên…
Tính đến 15/8/2024, Việt Nam xuất siêu gần 15,5 tỷ USD

Tính đến 15/8/2024, Việt Nam xuất siêu gần 15,5 tỷ USD

Tính đến 15/8/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đã đạt 473,33 tỷ USD. Nước ta đã xuất siêu 15,49 tỷ USD.
Tăng cường kiểm tra nội bộ để ngăn ngừa hành vi vi phạm

Tăng cường kiểm tra nội bộ để ngăn ngừa hành vi vi phạm

Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2024 của Bộ (thời kỳ báo cáo từ ngày 1/10/2023 đến ngày 31/7/2024). Báo cáo cho biết, ngoài việc cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC), Bộ Tài chính đã tăng cường thanh tra, kiểm tra (TTKT) nội bộ để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong toàn ngành.
Hoa Kỳ nhập khẩu 66,4 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhập khẩu 66,4 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 7 tháng năm 2024 đạt 227,49 tỷ USD. Trong nhóm các thị trường xuất khẩu chính, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu.
Công bố danh mục báo cáo định kỳ trong lĩnh vực giá

Công bố danh mục báo cáo định kỳ trong lĩnh vực giá

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1923/QĐ-BTC công bố danh mục chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực giá thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Xem thêm
Phiên bản di động