Năm 2022 sẽ hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi)
![]() |
Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoáng sản |
Chương trình xác định những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, địa phương; các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan cùng hành động để phát triển bền vững ngành địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng của đất nước.
Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Ngay trong năm 2022, sẽ hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi). Tiếp đó là hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành ngay sau khi Luật ban hành; rà soát, điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên một số khoáng sản nhằm khuyến khích đầu tư công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản; hoàn thiện chính sách khuyến khích hợp tác, đầu tư nước ngoài trong khai thác, chế biến khoáng sản; hoàn thiện chính sách thu hút, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
Ngoài ra, sẽ chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng dưới mọi hình thức nhằm thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản; về vai trò, vị trí của ngành Địa chất và công nghiệp khai khoáng.
Cùng với đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Và xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản trước năm 2025; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; hoàn thành chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ lẻ, nhất là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường không hiệu quả kinh tế - xã hội, gây lãng phí nhiều tài nguyên, năng lượng nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước năm 2030…
Chương trình cũng đưa các giải pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên như: Tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều tra địa chất, khoáng sản…/.
Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025
Tin khác

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên
