Quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản: Mở ra không gian phát triển mới

Tại Hà Nội, Bộ Công thương vừa tổ chức hội nghị công bố các Quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản: Mở ra không gian phát triển mới
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: "Thống nhất về nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đề ra".

Đây là các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 (Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia); Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 (Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản); Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 (Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).

Hướng tới mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia

Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và khả năng thực tế của đất nước cũng như xu thế phát triển của quốc tế.

Trong đó, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng tới mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lượng; ứng dụng những thành tựu của phát triển khoa học công nghệ trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngành năng lượng phát triển hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ của thế giới; thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược; dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.

Mục tiêu của Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản là quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đề xuất một loạt cơ chế mới, gồm đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trong lĩnh vực năng lượng; phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành năng lượng, đưa giá năng lượng vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh; áp dụng các công cụ thị trường thúc đẩy tăng trưởng xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn…; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo phục vụ chuyển đổi năng lượng; xây dựng và áp dụng thiết chế về tính kỷ luật và tuân thủ trong việc tổ chức triển khai Quy hoạch năng lượng quốc gia.

Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã phân loại cụ thể các nguồn vốn, gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn quốc tế, vốn tư nhân dành cho từng lĩnh vực. Vốn từ ngân sách nhà nước chỉ dành cho hoạt động điều tra tài nguyên, xây dựng dữ liệu về khoáng sản, hoặc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới. Trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành cho khai thác, chế biến, đầu tư công nghệ mới…

Tạo dựng mối liên kết ngành, liên kết vùng

Các quy hoạch ngành về năng lượng và khoáng sản cũng đã tạo dựng mối liên kết ngành, liên kết vùng; thiết kế đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng tổng thể các ngành năng lượng trong nước với khu vực và quốc tế, được tổ chức khoa học, thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của từng vùng, từng địa phương, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của toàn nền kinh tế. Đồng thời đáp ứng yêu cầu ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, bảo vệ môi trường sinh thái.

Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cùng với việc phát triển năng lượng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được xem là những điểm nhấn nổi bật trong ba quy hoạch ngành về năng lượng.

Để triển khai có hiệu quả các quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng, khoáng sản, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ tập trung làm tốt công tác truyền thông, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng và các nội dung cốt lõi của quy hoạch tới các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo đồng thuận xã hội, thống nhất về nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đề ra.

Khẩn trương tham mưu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch, bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong quá trình tổ chức thực hiện; tập trung nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định, cơ chế chính sách liên quan, bảo đảm đồng bộ, khả thi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và thông lệ quốc tế, góp phần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về lĩnh vực năng lượng, nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa cho phát triển năng lượng bền vững theo hướng xanh hóa, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia...

Bộ trưởng đề nghị các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương theo tiến hành rà soát, cập nhật các chủ trương, định hướng đề ra trong các quy hoạch ngành về năng lượng để điều chỉnh, bổ sung, tích hợp vào các quy hoạch ngành có liên quan và quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông giữa các quy hoạch.

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty năng lượng, khoáng sản, như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu…và các Hiệp hội ngành nghề, Bộ trưởng đề nghị tập trung quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Quy hoạch.

Đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách khả thi và tích cực tham gia góp ý với các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng các quy định, chính sách liên quan đến lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, vừa tăng cường sự quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; Nỗ lực triển khai các dự án đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất và quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác (trong và ngoài nước), nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

HV

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Công khai thông tin 278 doanh nghiệp nợ thuế

TP. Hồ Chí Minh: Công khai thông tin 278 doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ quý đầu năm 2024. Theo đó, có 278 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền thuế nợ và các khoản nợ ngân sách lên đến hơn 3.842 tỷ đồng.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Sau ngày 2/5, sẽ xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Sau ngày 2/5, sẽ xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Hạn chót cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 là ngày 02/5/2024. Nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày sẽ bị xử phạt từ 1-3 lần số tiền thuế trốn nộp...
Thanh Hóa: Nguồn thu từ dầu thô đạt hơn 5.200 tỷ đồng

Thanh Hóa: Nguồn thu từ dầu thô đạt hơn 5.200 tỷ đồng

Theo thông tin từ Cục Hải quan Thanh Hóa, tính đến 15/4/2024, đơn vị này đã thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 6.208 tỷ đồng, đạt 45,81% chỉ tiêu được Bộ Tài chính giao, tăng 28,01% so với 2023. Nguồn thu từ dầu thô đạt 5.231,9 tỷ đồng, chiếm 84% tổng số thu ngân sách nhà nước của đơn vị.
Thu thuế từ thương mại điện tử tăng lên mức gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2023

Thu thuế từ thương mại điện tử tăng lên mức gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2023

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm 2022 và 2023 ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử năm sau cao hơn năm trước. Theo đó, năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỷ đồng với số thuế đã nộp là 83 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, doanh thu quản lý thuế là 3,5 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp là 97 nghìn tỷ đồng.

Tin khác

Doanh nghiệp tiếp tục mua lại trước hạn 17,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu

Doanh nghiệp tiếp tục mua lại trước hạn 17,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu

Từ đầu năm đến 22/3/2024, các doanh nghiệp (DN) tiếp tục mua lại trước hạn 17,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu.
Nâng cấp chức năng cảnh báo để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử

Nâng cấp chức năng cảnh báo để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử trên ứng dụng Quản lý hóa đơn điện tử phiên bản 3.1.0.
94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế đến nay, đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế là trên 14,5 nghìn tỷ đồng.
Năm 2024, chính sách tài khoá sẽ tiếp tục là điểm nhấn tích cực cho nền kinh tế

Năm 2024, chính sách tài khoá sẽ tiếp tục là điểm nhấn tích cực cho nền kinh tế

Theo đánh giá, năm 2024 chính sách tài khoá sẽ tiếp tục là điểm nhấn tích cực cho nền kinh tế. Trong đó, ngoài chính sách hỗ trợ thuế, phí thì đầu tư công giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn, vừa tạo ra tiền đề cho tăng trưởng trong dài hạn tốt hơn.
Bến Tre: 290/290 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử

Bến Tre: 290/290 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử

Cục Thuế tỉnh Bến Tre là 1 trong 6 cục thuế địa phương vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong triển khai hiệu quả phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Kết quả trên có được là nhờ phối hợp tốt với đoàn công tác liên ngành.
Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ cơ hội thu hút nguồn vốn quốc tế

Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ cơ hội thu hút nguồn vốn quốc tế

Việt Nam đặt mục tiêu là phấn đấu đến năm 2025 nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn phân hạng TTCK của các tổ chức quốc tế. Việc nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là bước ngoặt quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hải quan Hải Phòng tờ khai luồng Đỏ giảm mạnh

Hải quan Hải Phòng tờ khai luồng Đỏ giảm mạnh

Tỷ lệ phân luồng tờ khai năm 2023 trên địa bàn Hải Phòng đã chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ tờ khai luồng Xanh là 65,31%; luồng Vàng là 31,2% (giảm 2,44% so với năm 2022); luồng Đỏ là 3,49% (giảm 7,43% so với năm 2022).
Mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn phối hợp với Cục Thuế Bắc Giang mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.
Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Thời gian qua, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các bộ, ngành, địa phương qua nhiều giai đoạn chính sách đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản nắm được tổng thể nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương và địa phương đang quản lý. Tuy nhiên, tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công còn chậm.
Xem thêm
Phiên bản di động