Nhiều khoản thu ngân sách sớm “cán đích” nhờ kinh tế tăng trưởng

Theo Bộ Tài chính, nhờ kinh tế phục hồi và tăng trưởng khả quan, tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng, bằng 116,1% dự toán, tăng 17,4% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa, thu từ dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đều đã vượt dự toán được giao.

Thu ngân sách đạt 116,1% dự toán

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước (NSNN) 11 tháng vượt dự toán chủ yếu do hoạt động kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan (GDP 9 tháng đã tăng 8,83%); tổng mức bán lẻ 11 tháng tăng 17,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,6%, xuất khẩu tăng 13,4%, xuất siêu 10,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, giá dầu và một số hàng hóa, nguyên liệu đầu vào tăng cao đã góp phần tăng thu từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Cùng với đó, cơ quan Thuế, Hải quan cũng tăng cường quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn từ hóa đơn điện tử để truy dấu gian lận, rà soát những nguồn thu có tiềm năng nhưng còn thất thu để đưa vào quản lý, quyết liệt quản lý, chống thất thu, khai thác tăng thu từ hoạt động thương mại điện tử, từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Kinh tế tăng trưởng, nhiều khoản thu ngân sách sớm “cán đích”
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

Nhờ đó, đến nay đã có 10 khoản thu vượt dự toán, trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 136,1%; thu từ hoạt động sổ xố kiến thiết đạt 110,7% và các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ở 3 khu vực kinh tế (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 104,3% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 106,4% dự toán; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 111,6% dự toán). Còn 2 khoản thu đến nay chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường và thu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đến thời điểm này, Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu, phấn đấu thu vượt mức đánh giá đã báo cáo Quốc hội.

Đảm bảo các nhiệm vụ chi ngân sách trong dự toán

Theo Bộ Tài chính, tổng chi NSNN 11 tháng ước đạt 1.359 nghìn tỷ đồng, bằng 76,2% dự toán, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 64,3% dự toán Quốc hội quyết định đầu năm, đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (bao gồm cả vốn chương trình mục tiêu năm trước chuyển sang và vốn chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội); chi trả nợ lãi đạt 79,8% dự toán; chi thường xuyên đạt 84,2% dự toán.

Thu nội địa và thu từ xuất nhập khẩu đều vượt dự toán

Trong tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng, thu ngân sách trung ương đạt 114,9% dự toán; ngân sách địa phương đạt 117,4% dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt 110,5% dự toán, tăng 13,5%; thu từ dầu thô vượt 144,6% dự toán (giá dầu bình quân khoảng 105,2 USD/thùng, tăng 45,2 USD/thùng so dự toán), tăng 77,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 132,4% dự toán, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Các nhiệm vụ chi NSNN 11 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.

Ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng (bao gồm dự phòng năm 2021 chuyển sang) là 5.052 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bổ sung kinh phí phòng chống dịch Covid-19 cho Bộ Quốc phòng (729,8 tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (3.648,3 tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; tạm cấp bổ sung 4.217 tỷ đồng cho 29 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 30,37 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và cứu trợ, cứu đói cho nhân dân cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt đầu năm 2022.

Riêng về chi đầu tư phát triển, mặc dù đã có tiến bộ trong những tháng gần đây, nhưng tiến độ giải ngân 11 tháng vẫn chậm so yêu cầu, mặc dù số tuyệt đối tăng 14,8% so với cùng kỳ, nhưng tỷ lệ mới đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 63,86%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 27,99% kế hoạch. Có 16 bộ và 29 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt trên 60% kế hoạch, trong khi vẫn còn 12 bộ, cơ quan trung ương và 1 địa phương tỷ lệ giải ngân vốn đạt dưới 30% kế hoạch vốn được giao.

Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến hết ngày 25/11/2022, đã thực hiện phát hành 176,07 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,91 năm, lãi suất bình quân 3,19%/năm.

Gói hỗ trợ chương trình phục hồi đạt kết quả khả quan

Đến thời điểm này, việc thực hiện các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinhtế-xãhội đã đạt một số kết quả khả quan.

Về các chính sách gia hạn thuế, quy mô dự kiến khi xây dựng chính sách là 135 nghìn tỷ đồng, tính đến hết tháng 11/2022, đã gia hạn các loại thuế ước khoảng 105,9 nghìn tỷ đồng (khoảng 78,4% số dự kiến), trong đó: Gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất theo Nghị định số 34/2022/NĐ-CP khoảng 96,3 nghìn tỷ đồng (trong đó số được gia hạn đã nộp vào NSNN khoảng 76,33 nghìn tỷ đồng). Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước theo Nghị định số 32/2022/ NĐ-CP khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng.

Về các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí, các chính sách miễn, giảm thuế thuộc Chương trình phục hồi, quy mô dự kiến khi xây dựng các chính sách là 64 nghìn tỷ đồng. Tính đến hết tháng 11/2022, ước số đã miễn, giảm khoảng 47,8 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 74,7% số dự kiến.

Cụ thể: Giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP khoảng 36,7 nghìn tỷ đồng. Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, rơ moóc hoặc sơmirơmoócđượckéobởiôtôvà các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng. Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng.

Giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP là khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng. Giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí (từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022) nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC khoảng 900 tỷ đồng. Về chính sách giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các đối tượng bị ảnh hưởng do Covid-19 năm 2022 (dự kiến khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng).

Ngoài ra, trước diễn biến giá xăng, dầu tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2022, để kiểm soát lạm phát, giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế, ổn định đời sống người dân, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết về giảm mức thuế

bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn (không thuộc gói 64 nghìn tỷ đồng miễn, giảm thuế, phí, lệ phí của chương trình phục hồi) với quy mô dự kiến khoảng 32 nghìn tỷ đồng. Ước thực hiện các chính sách này 11 tháng qua đạt khoảng 26,3 nghìn tỷ đồng.

Về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để thực hiện. Đến nay, Bộ Tài chính đã tạm cấp bổ sung kinh phí cho các địa phương (29 địa phương) với tổng kinh phí xấp xỉ 4,2 nghìn tỷ đồng để các địa phương thực hiện chính sách này.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.

Tin khác

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo HĐND thành phố liên quan công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 6/1/2020 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 (Quyết định 02/2020). Theo đó, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15/10/2024.
Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Ngày 30/9, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động