Phần mềm Quản lý tài sản nhà nước
Quản lý thông tin hình thành tất cả các loại tài sản cố định (viết tắt là TSCĐ) thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, gồm: Đất; Nhà, vật kiến trúc; Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Máy móc, thiết bị; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; Tài sản đặc biệt; Tài sản cố định khác; Tài sản cố định vô hình.
1. Căn cứ pháp luật
Luật số 09/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP;
Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP;
Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
Thông tư số 89/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao tài sản cố định;
Thông tư 162/2014/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
2. Nền tảng công nghệ
- Ngôn ngữ lập trình: ASP.NET; C#;
- Lớp giữa: IIS
- Cơ sở dữ liệu: Oracle Database 11g
- Môi trường hoạt động:
+ Môi trường mạng: mạng LAN, WAN.
+ Môi trường máy chủ: Hệ điều hành Windows Server 2003, Windows Server 2008.
+ Môi trường máy trạm: Hệ điều hành Windows 2000 Professional, XP, Vista
- Sử dụng Font chữ Unicode, có thể tương thích trên nhiều hệ điều hành: Windows XP, Windows 7 32bit, Windows 7 64bit, Windows Vista.
3. Kiến trúc tổng thể
Phần mềm Quản lý tài sản nhà nước được cài đặt tại Trụ sở Bộ Tài chính; Dữ liệu được quản lý tập trung tại Bộ Tài chính.
Các đơn vị sử dụng sẽ truy cập phần mềm thông qua địa chỉ internet thông qua địa chỉ: http://www.qltsnn.mof.gov.vn.
4. Các chức năng chính của phần mềm
Quản lý các thông tin biến động về: Tăng giảm nguyên giá; Thay đổi thông tin; Cho thuê; Điều chuyển, Bán - chuyển nhượng; Thu hồi; Thanh lý; Tiêu hủy… TSCĐ thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Theo dõi giá trị khấu hao, hao mòn TSCĐ.
Tạo lập, kết xuất các báo cáo kiểm kê TSCĐ theo yêu cầu.
Tổng hợp dữ liệu báo cáo về hệ thống TSCĐ theo từng cấp bậc đơn vị quản lý: Báo cáo tổng hợp và chi tiết về tình hình tăng, giảm, hiện trạng sử dụng TSCĐ; Báo cáo công khai kế hoạch mua sắm tài sản; Công khai quản lý, sử dụng TSCĐ; Công khai cho thuê TSCĐ; Công khai điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng, thu hồi, tiêu hủy tài sản nhà nước…
Cho phép đơn vị quản lý số lượng và giá trị các loại CCDC chi tiết theo từng phòng ban, bộ phận sử dụng; Giúp đơn vị theo dõi được sự biến động tăng, giảm CCDC do mua sắm, thêm, báo mất, báo hỏng, điều chuyển và quản lý việc phân bổ CCDC vào các phòng ban, quản lý việc cho thuê CCDC.
Màn hình đăng nhập phần mềm
Bản quyền phát triển phần mềm: Trung tâm Khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước và dịch vụ về tài sản (DPAS) – Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính.