Phát triển ngân hàng số mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được xem là một trong những định hướng ưu tiên của Chính phủ. Phát triển ngân hàng số, trở thành ngân hàng số hàng đầu là mục tiêu chủ yếu của nhiều ngân hàng thương mại hiện nay.

Chiều 17/12, Học viện Tài chính phối hợp với UBND TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh); Cục phát triển Thị trường và doanh nghiệp Khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Thanh Xuân tổ chức Hội thảo Quốc gia “Quản trị ngân hàng số trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế số hiện nay ở Việt Nam”.

Ưu tiên phát triển ngân hàng số trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện Tài chính điều hành phiên thảo luận tại điểm cầu Học viện Tài chính. Ảnh: Đức Việt.

Công nghệ tác động mạnh đến quản trị ngân hàng

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Trương Thị Thủy - Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, nếu như sự xuất hiện của điện thoại di động vào những thập niên 90 mới chỉ đặt ra vấn đề về tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với hoạt động ngân hàng (NH), quá trình phổ cập thiết bị di động khiến internet banking là một phần không thể thiếu của hoạt động NH thì những bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ blockchain, đã xóa mờ ranh giới vật lý và địa lý của NH, làm suy yếu những mô hình NH với phương thức vận hành truyền thống.

Sự ra đời của hàng nghìn công ty khởi nghiệp Fintech là những minh chứng điển hình cho nhu cầu nhận diện lại khái niệm và định nghĩa về NH, về hoạt động kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ của NH trong kỷ nguyên số.

Trong kỷ nguyên số, đặc biệt là trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), công nghệ không đơn thuần là một công cụ hỗ trợ mà đã trở thành nhân tố tác động mạnh mẽ đến quản trị ngân hàng thương mại (NHTM).

Các sản phẩm của cuộc CMCN 4.0 làm thay đổi toàn diện, từ bản chất đến hình thức của hoạt động kinh doanh NH, đặt ra nhiều yêu cầu mới, thách thức mới cho công tác quản trị.

Chia sẻ về chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực NH, TS. Nguyễn Thùy Linh - Học viện Tài chính cho hay, hiện nay, 95% các tổ chức tín dụng (TCTD) đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược CĐS, 39% TCTD đã phê duyệt chiến lược CĐS hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin, 42% các TCTD đang xây dựng chiến lược CĐS.

Đồng thời với việc hoạch định các chiến lược CĐS, các NHTM Việt Nam kỳ vọng về những lợi ích của CĐS trong 3 - 5 năm tới, với 82,5% kỳ vọng tăng trưởng doanh thu ít nhất 10%, 58,2% kỳ vọng trên 60% lượng khách hàng sử dụng kênh số, 44,4% kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt mức trên 50%...

Tuy nhiên, CĐS trong hoạt động NH cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi cần tiếp tục có sự nghiên cứu để hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử, định danh và xác thực điện tử, cơ chế quản lý, giám sát đối với các công ty Fintech... cũng như việc đảm bảo an toàn, bảo mật trước xu hướng gia tăng của các loại tội phạm trên môi trường mạng với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.

Ưu tiên phát triển ngân hàng số trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
PGS.TS Trương Thị Thủy - Phó Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Việt.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý

Trước các vấn đề trên, TS. Nguyễn Thùy Linh khuyến nghị, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý trong hoạt động NH thích ứng với cuộc CMCN 4.0, chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm hạn chế những rủi ro.

Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung, thống nhất, có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH trên nền tảng số, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.

Ưu tiên phát triển NH theo mô hình NH số, trong đó lấy thanh toán số làm cửa ngõ để kết nối liền mạch với các dịch vụ NH khác như huy động, cho vay, đầu tư, bảo hiểm...; chú trọng công tác nhân sự, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành NH.

Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về ứng dụng kỹ thuật số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử…

Còn theo TS. Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Công ty Luật Gattaca, thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý khi mà bối cảnh phát triển của công nghệ tài chính đã vượt quá khuôn khổ pháp lý hiện hành. Trong khi đó, các định chế tài chính và các dịch vụ tài chính truyền thống đang chịu nhiều ràng buộc pháp lý để đảm bảo an toàn hệ thống thì các quy định an toàn và pháp luật đối với các NH số ở Việt Nam còn chưa đầy đủ. Việc ban hành các quy định luật pháp đối với NH số nếu không được xem xét kịp thời và phù hợp, có thể tạo ra một sân chơi không công bằng giữa các NH.

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, TS. Nguyễn Thành Nam cho rằng, để đảm bảo độ tin cậy, minh bạch của chứng từ điện tử trong hoạt động của các NH số, việc quy định cụ thể về định danh và xác thực điện tử sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý, sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử; đặc biệt là các quy định về việc áp dụng, công nhận giá trị pháp lý khi triển khai công nghệ mới như QR code, blockchain.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định về thông điệp dữ liệu để phù hợp với thực tiễn như: địa điểm gửi và nhận, gán dấu thời gian đối với thông điệp dữ liệu, việc chuyển đổi chứng từ điện tử sang dạng giấy và ngược lại, bản gốc, bản sao, bản chính và giá trị pháp lý của chứng từ sau khi chuyển đổi...

Cần ban hành các văn bản hướng dẫn Luật giao dịch điện tử quy định rõ các điều kiện, tiêu chuẩn để chữ ký điện tử được xác định là chữ ký điện tử an toàn; các cấp độ của chữ ký điện tử, giá trị pháp lý theo từng cấp độ; rà soát và bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để giải quyết vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, vấn đề an ninh và sở hữu trí tuệ, hỗ trợ việc thực hiện e-KYC từ phía các cơ quan Nhà nước.

NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng các cơ chế khuyến khích sự phát triển của công nghệ tài chính, đặc biệt là đối với hoàn thiện và áp dụng khung thử nghiệm pháp lý đối với phát triển công nghệ tài chính…/.

Đ.V

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động