Ngân hàng không thể “gánh” trên vai sức nặng quá lớn về nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp bất động sản

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có cuộc họp với các doanh nghiệp bất động sản, nhiều gợi ý đã được đưa ra để tháo gỡ khó khăn về vốn. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa ngân hàng có thể giải quyết được đáng kể vấn đề, bởi vốn ngân hàng chỉ là vốn ngắn hạn, không thể “gánh” trên vai sức nặng quá lớn về nhu cầu vốn dài hạn.

Ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản là quan hệ "cùng trên một chiếc thuyền"

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hầu hết các ngân hàng thương mại lớn đã ngồi cùng với đại diện các doanh nghiệp bất động sản để bàn thảo giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Đây là tín hiệu gợi mở ra ít nhiều hy vọng về dòng vốn cho bất động sản. Theo đó, một trong những quan điểm đáng chú ý là cả đại diện NHNN và nhiều ngân hàng thương mại đã khẳng định, quan hệ ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản là quan hệ “cùng trên một chiếc thuyền”. Vì lợi ích của chính mình, ngân hàng không thể làm ngơ trước khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản. Do đó, các ngân hàng sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng tháo gỡ trong khả năng và điều kiện cho phép.

Vốn cho bất động sản: Không thể trông chờ hết vào ngân hàng
Ảnh TL

Ông Phạm Hữu Hoa - đại diện Tập đoàn Vingroup cho biết, doanh nghiệp bất động sản khi triển khai dự án có rất nhiều khoản chi phí khác nhau, nhưng không phải chi phí nào cũng được ngân hàng chấp nhận để đưa vào danh mục thẩm định cho vay. Ngoài ra, ông Hoa cũng đề cập đến hạn chế về “room” cho vay và vì các ngân hàng bị khống chế “room” nên lãi suất bị đẩy lên cao gây khó khăn về chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Bổ sung thêm về vấn đề “room”, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trong năm 2022, các doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị ngân hàng nới “room” từ rất sớm nhưng đến tháng 12 mới được nới và lúc đó đã là quá muộn nên cũng không giải quyết được nhiều.

Cũng liên quan đến vấn đề lãi suất, một số doanh nghiệp bất động sản cho rằng, việc ngân hàng đánh giá kinh doanh bất động sản là lĩnh vực rủi ro cao nên xác định lãi suất cao cũng là yếu tố khó khăn. Quan điểm này cho rằng, thực chất với những dự án có pháp lý đầy đủ, nhà đầu tư năng lực tốt thì rủi ro cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác. Ngoài ra, đại diện một số doanh nghiệp cũng đề cập đến những khúc mắc trong việc tái cơ cấu lại các khoản nợ, khiến doanh nghiệp khi hết thời hạn khoản nợ cũ khó vay tiếp những khoản nợ mới.

Bà Đỗ Thị Phương Lan - Giám đốc phụ trách tái cấu trúc Tập đoàn Novaland, đề cập một số vấn đề trong việc tiếp cận vốn cho các dự án ở xa trung tâm đi kèm đầu tư hạ tầng. Bà Lan đề xuất ngành Ngân hàng cần có cơ chế tín dụng phù hợp cho các dự án có đầu tư hạ tầng.

Ngân hàng thương mại phải tiếp xúc các doanh nghiệp ở mức độ sâu sát hơn nữa

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN cho biết, thực chất trong thời gian qua NHNN không có chủ trương hoặc chỉ đạo nào cho thấy có việc siết đối với lĩnh vực bất động sản. “Một số văn bản chỉ đạo chỉ thể hiện việc tăng cường giám sát với một số phân khúc có tính rủi ro cao để đảm bảo an toàn tín dụng” - ông Tú nói. Thực tế cho thấy, dư nợ tín dụng bất động sản trong năm 2022 vẫn đạt tới trên 21,2%, cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 14,5% của năm 2022.

Về vấn đề "room" tín dụng, theo ông Tú, từ quý III/2022 cũng có nhiều kiến nghị nới “room” nhưng thực chất “room” lúc đó vẫn còn chứ không phải hết. Vấn đề chỉ là việc phân bổ trong hệ thống của các ngân hàng thương mại, có chỗ thiếu, nhưng có chỗ thực ra vẫn thừa “room”. Ngoài ra đến thời điểm này đã sang năm mới 2023, “room” không còn là vấn đề cản trở dòng vốn tín dụng nữa vì không có ngân hàng nào bị hết “room” lúc này. Do đó đến thời điểm này nếu doanh nghiệp nào đó chưa tiếp cận được vốn thì do vấn đề khác, chứ không phải do “room”.

Mặc dù vậy, ông Tú cho biết NHNN sẽ vẫn tiếp tục lắng nghe và tổng hợp cân nhắc các ý kiến để giải quyết theo thẩm quyền. Quan điểm của NHNN là những vấn đề gì có thể tháo gỡ thì sẽ thực hiện tháo gỡ, ngoài ra, đại diện NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải tiếp xúc các doanh nghiệp ở mức độ sâu sát hơn nữa.

Về phía các ngân hàng, ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng giám đốc Vietcombank cũng chia sẻ thông tin cho biết, đã có họp bàn với các chi nhánh để có thể giảm lãi suất huy động và theo đó giảm chi phí vốn vay, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp. Trong khi đó, ông Lê Ngọc Lâm - Tổng giám đốc BIDV, cũng cho biết BIDV đã có cuộc họp với 15 doanh nghiệp bất động sản để lắng nghe ý kiến và tới đây sẽ họp với từng doanh nghiệp để cùng bàn các giải pháp tháo gỡ cụ thể.

Mặc dù vậy, đại diện NHNN và một số ngân hàng thương mại cũng cho rằng, vẫn có những việc ngân hàng không thể thực hiện được bởi liên quan đến các quy định pháp luật khác ngoài khả năng của ngành Ngân hàng. Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Dũng - quyền Tổng giám đốc VietinBank cho rằng, ngành Ngân hàng cũng không thể dành cơ chế ưu đãi riêng cho ngành bất động sản vì ngành này kiến nghị được thì ngành khác cũng có thể kiến nghị. Nếu “chiều” hết các kiến nghị để ai cũng được cơ chế đặc thù thì quy trình cho vay của ngân hàng sẽ bị mất quy chuẩn, như vậy các tổ chức quốc tế sẽ hạ điểm xếp hạng đối với ngân hàng của Việt Nam.

Hoàng Long

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động