Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới

Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Tọa đàm Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023, với chủ đề “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới”.
Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới
Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới. Ảnh: TL

Có sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam

Theo PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, số liệu kinh tế những tháng đầu năm cho thấy có sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường trong khi khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch. Điều này đòi hỏi khẩn trương có những biện pháp thích hợp, kịp thời để phục hồi tổng cầu, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đứng trước vấn đề trên, cuộc tọa đàm này nhằm tổng kết toàn diện nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023, đánh giá tổng cầu nền kinh tế trong bối cảnh mới, từ đó đề xuất những giải pháp có tính chiến lược, kịp thời nhằm phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trở lại của nền kinh tế.

Trình bày tham luận tại hội thảo TS. Johnathan Picus - Kinh tế trưởng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết phục hồi kinh tế toàn cầu đang chững lại và sẽ tiếp tục tiến triển rất chậm, từ đó tiếp tục tác động bất lợi đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về xuất khẩu.

Ở trong nước, Việt Nam dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ để kích cầu. Trong khi đó, đầu tư công, một động lực lớn cho tăng trưởng thì đang còn phân mảnh, không gắn với chính sách công nghiệp và thương mại. Mặc dù chi cho cơ sở hạ tầng tương đối cao nhưng còn trùng lặp, dự án nhỏ và không hiệu quả. Tỷ lệ đầu tư công trên GDP giảm, ngày càng địa phương hóa. Là một trong những nước phân cấp đầu tư công cao nhất trên thế giới, đầu tư công từ trung ương chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP của Việt Nam.

Theo TS. Johnathan Picus, Việt Nam cần lật ngược sự suy giảm trong đầu tư công để đối mặt với chuyển dịch năng lượng và khí hậu. Theo đó, đầu tư công cần được tập trung, tăng hiệu quả thông qua giám sát quốc gia và kế hoạch phát triển vùng.

Tập trung đẩy nhanh đầu tư công để duy trì động lực tăng trưởng

Tập trung đẩy nhanh đầu tư công cũng là một khuyến nghị chính sách được PGS.TS Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nêu trong tham luận về khôi phục tổng cầu để duy trì động lực tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh mới.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, tăng trưởng kinh tế quý II dù đã cải thiện nhưng vẫn thấp xa so với các năm khác trong điều kiện bình thường. Ngoài một số ít tín hiệu tích cực, nhìn sâu vào nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nền tảng phục hồi không chắc chắn. Ngành chế biến chế tạo liên quan đến xuất khẩu và bất động sản sụt giảm mạnh, tình hình doanh nghiệp xấu đi. Lạm phát giảm mạnh từ cuối năm 2022, thể hiện sức cầu yếu của nền kinh tế. Số liệu kinh tế cho thấy, cả 3 thành phần của tổng cầu gồm bán lẻ, đầu tư và xuất khẩu đều suy yếu.

Để phục hồi tổng cầu, Trưởng khoa Kinh tế học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra một số gợi ý chính sách bao gồm khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, với giải pháp này lưu ý cần kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%, tránh hạ lãi suất chính sách dồn dập. “Cần nhớ rõ bài học trước đây về chính sách kích cầu đã gây bong bóng giá tài sản, do tăng trưởng cung tiền quá cao” - ông Phạm Thế Anh nói.

Giải pháp khác lâu dài, ít “tác dụng phụ” hơn là tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công. Trong đó, cần tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, tránh dàn trải, phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thực và bổ sung các trường học công đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngoài ra có thể kích thích tiêu dùng thông qua trợ cấp an sinh cho người nghèo, nâng mức thu nhập chịu thuế và giảm thuế VAT với hàng thiết yếu.

Nhà nước nên mua lại các dự án bất động sản khó khăn

Phát biểu trong phiên thảo luận bàn tròn sau đó về khó khăn khi suy giảm tổng cầu, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản, nhấn mạnh sự sụt giảm cầu trong thị trường bất động sản là rất mạnh. Trong 2 quý vừa qua chỉ có khoảng 6.000 giao dịch về nhà ở được thực hiện (quý I khoảng 2.700 giao dịch, quý II khoảng 3.600 giao dịch), trong khi cùng kỳ các năm trước có khoảng 180.000 – 200.000 giao dịch được thực hiện. Điều này khiến giá trị giao dịch mua bán nhà từ gần 1 triệu tỷ đồng nay giảm chỉ còn vài nghìn tỷ đồng.

Phân tích nguyên nhân, ông Nguyễn Văn Đính lý giải có nguyên nhân nguồn cung không đảm bảo, phần lớn cung hiện có không đáp ứng nhu cầu số đông. Sự thiếu hụt này có liên quan đến hàng nghìn dự án đang vướng mắc về pháp lý không thể tham gia thị trường. Cùng với đó, tâm lý nhà đầu tư lo ngại rủi ro, lãi suất cao là những lý do khiến cầu bất động sản ảm đạm dù giá đã giảm.

Đề xuất về giải pháp, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, Chính phủ đã lựa chọn rất đúng và trúng giải pháp phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên đến khâu triển khai vẫn lại vướng ở chính sách, khiến các bên tham gia không mặn mà, không kích thích được thị trường.

Để phát triển các dự án nhà ở xã hội thành công, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản cho rằng phải thay đổi cách nhìn về các dự án này, tránh có tư tưởng, cơ chế xin cho. Để tăng cung cho thị trường, ông đề nghị đối với các dự án phù hợp nhu cầu thị trường, còn đang vướng mắc ở giai đoạn cuối thì cần có giải pháp quyết liệt để tháo gỡ, đưa ra đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngược lại với những dự án quá khó khăn, chủ đầu tư đã kiệt quệ, thì nhà nước có thể đứng ra hỗ trợ, mua lại rồi xử lý như dự án công sau đó mang ra đấu giá./.

HY

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.

Tin khác

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
11 thành viên trúng đấu thầu vàng miếng ngày 23/5

11 thành viên trúng đấu thầu vàng miếng ngày 23/5

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo kết quả phiên đấu thầu vàng miếng sáng 23/5. Có 11 thành viên trúng thầu, với tổng khối lượng là 134 lô (tương đương 13.400 lượng vàng).
Xem thêm
Phiên bản di động