Sơn La xử lý nghiêm tình trạng “home stay” xây dựng không phép

Trước hiện tượng tại một số địa phương có tiềm năng phát triển du lịch, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng các “home stay” (một dạng lưu trú cho khách du lịch) không phép, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các huyện kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.

Điểm danh vi phạm

Những năm gần đây, Thiên đường mây Tà Xùa (xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên) thu hút rất đông khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm. Để kích cầu du lịch, phát triển kinh tế, năm 2018, huyện Bắc Yên đã lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch sinh thái Tà Xùa, với tổng diện tích trên 17ha.

Song, quá trình triển khai quy hoạch, xuất hiện nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng đất, xây dựng các home stay không phép. Theo báo cáo số 290/BC-UBND ngày 28/4/2022 của UBND huyện Bắc Yên về kết quả kiểm tra, xác minh việc sử dụng đất của các cơ sở homestay trên địa bàn xã Tà Xùa: Qua kiểm tra phát hiện 7 điểm có hành vi xâm lấn đất lâm nghiệp, các vị trí vi phạm là đất quy hoạch lâm nghiệp nhưng không có rừng. Trong đó, 5 hộ đã dựng nhà trên vị trí vi phạm, 2 hộ chưa xây dựng. UBND xã đã kiểm tra, lập biên bản và ban hành Quyết định đình chỉ đối với các hộ gia đình nhưng một số hộ vẫn lén lút xây dựng.

Sơn La xử lý nghiêm tình trạng “home stay” xây dựng không phép

Home stay Eco House – Một trong các cơ sở có vi phạm về đất đai tại huyện Mộc Châu.

Đáng e ngại, có hiện tượng chặt phá rừng, xảy ra tại khu vực đỉnh gió thuộc địa phận rừng cộng đồng của bản Chung Trinh, xã Tà Xùa (thuộc tiểu khu 394, khoảnh 11, lô 9) đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, trạng thái DT2 với diện tích 85m2. UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Tà Xùa phối hợp với Hạt Kiểm lâm tiến hành kiểm tra, xác minh đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Đến nay, đã rà soát, kiểm tra được 6 hộ gia đình, cá nhân và xử lý 2 trường hợp vi phạm.

Lãnh đạo UBND huyện Bắc Yên xác nhận: Địa bàn xã Tà Xùa hiện nay vấn đề phát triển du lịch đang ngày càng mở rộng, trong khí, ý thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa hiểu pháp luật đã tự ý lấn, chiếm đất thuộc quy hoạch 3 loại rừng để làm du lịch, sản xuất... nên gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đất quy hoạch cho lâm nghiệp.

Còn tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, sau khi được quy hoạch là Khu du lịch Quốc gia, các home stay trên địa bàn huyện mọc lên khá nhiều. Qua thống kê sơ bộ, có gần 40 công trình homestay chủ yếu tại xã Mường Sang, Đông Sang, thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu. Kết quả rà soát cho thấy, các công trình đa số đều xây dựng không phép trên đất nông nghiệp. Có trường hợp đã được cấp GCNQSDĐ hoặc chưa, nhiều trường hợp chưa phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất. Trong đó, theo báo cáo của UBND huyện Mộc Châu, có 5 công trình gồm: Homestay Eco House, Mộc Châu TopHill, Mộc Châu Hobbiton, Wooden House Mộc Châu, Homestay Phố núi tình yêu – Đây là các công trình do hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng, xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm.

Kiểm tra việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại 5 huyện trọng điểm

Ông Nguyễn Tiến Dương, Phó Giám đốc Sở TN&MT Sơn La cho biết: Để chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, Sở TN&MT đã có công văn đề nghị UBND các huyện kiểm tra, xác minh, thực hiện thống kê, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất với các khu đất hiện đang sử dụng để xây dựng các homestay; làm rõ các nội dung về: Sự phù hợp với quy hoạch của các khu đất (quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung…); nguồn gốc, thời điểm, quá trình sử dụng đất với thửa đất; thời điểm tạo lập tài sản gắn liền với đất; công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ với khu đất; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; việc cấp giấy phép với hoạt động kinh doanh lưu trú, cấp phép xây dựng với các homestay; việc phát hiện và ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với hoạt động xây dựng công trình trên đất trái phép…

Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT, những năm qua, Sơn La luôn xác định: Tăng cường công tác quản lý về đất đai, trật tự xây dựng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm. Năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND, về chấn chỉnh công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng; giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các huyện, thành phố. Song song đó, hàng năm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt đối với công tác quản lý quy hoạch, đất đai và xử lý vi phạm về đất đai. Sở TN&MT cũng đã ban hành Hướng dẫn quy trình, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Hàng quý, yêu cầu các huyện, thành phố báo cáo kết quả quản lý nhà nước về đất đai về Sở để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ vướng mắc.

Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, vẫn còn diễn ra vi phạm về đất đai, xây dựng. Quá trình xử lý vi phạm của các huyện chủ yếu mới dừng ở xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, lĩnh vực đất đai còn ít, chưa có biện pháp cương quyết xử lý các công trình xây dựng trái phép. Đáng chú ý, tại một số cấp xã, chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo quy định.

“Quan điểm của UBND tỉnh là kiên quyết xử lý triệt để các vi phạm, đặc biệt là hiện tượng san gạt mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng trái phép, chuyển nhượng đất nông nghiệp…. Hiện, UBND tỉnh Sơn La đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành việc quản lý đất đai và trật tự xây dựng đối với 2 huyện Mộc Châu, Bắc Yên. Đoàn kiểm tra đang triển khai các nội dung theo Kế hoạch được duyệt” – Ông Nguyễn Tiến Dương nhấn mạnh.

Còn với địa bàn huyện: Vân Hồ, Mai Sơn và thành phố Sơn La, giao UBND các huyện tự thanh tra, kiểm tra, trên cơ sở đó, Đoàn Kiểm tra liên ngành của tỉnh sẽ tổ chức rà soát, kiểm tra thẩm định lại. Các huyện còn lại, yêu cầu chủ động tự tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, nhất là việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở TN&MT./.

N.N

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tin khác

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Luật Đất đai 2024:  Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024: Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi) là văn bản luật có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI chủ trì tổ chức hội thảo Luật Đất đai 2024: Những nội dung quan trọng doanh nghiệp cần biết thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham dự.
Xem thêm
Phiên bản di động