Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: TL

Thực hiện Nghị quyết số 89 của Quốc hội, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tổ chức liên quan xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Qua tổng kết 5 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản, các quy định của Luật cơ bản vẫn phát huy hiệu quả, tính khả thi trên thực tiễn. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 42 điều, khoản; tăng 16 điều, khoản so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 nhưng chủ yếu sửa về mặt kỹ thuật lập pháp.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn chỉnh hơn một số điều trong Luật Đấu giá tài sản. Trong đó tập trung các vấn đề cần quy định rõ hơn chế tài đối với bỏ cọc trong đấu giá tài sản; trình tự thủ tục đấu giá trực tuyến, những bất cập trong đấu giá khoáng sản…

Một số đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể hơn về phần trăm tiền đặt trước đối với quyền khai thác khoáng sản và quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, do luật hiện hành chưa quy định cơ chế xử lý về mặt tài chính đối với trường hợp bỏ cọc, đặc biệt trong đấu giá khoáng sản, vì thế việc xử lý người trúng đấu giá bỏ cọc phải được thực hiện bằng các hình thức khác chứ không chỉ nâng mức tiền đặt trước. Theo đó, đại diện Bộ Tư pháp kiến nghị cần bổ sung chế tài như phải có chi phí bồi thường và chịu toàn bộ chi phí tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, cũng có ý kiến băn khoăn nếu áp dụng chế tài tài chính với trường hợp bỏ cọc trong khi họ đã mất khoản cọc đã đóng khi tham gia đấu giá.

Đồng thời, các nội dung về đấu giá trực tuyến và việc áp dụng đối với tài sản công, khung thù lao dịch vụ đấu giá, thời gian tối thiểu lưu trữ hồ sơ tại các trung tâm đấu giá cũng được nhiều đại biểu tham gia thảo luận, đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ông Châu Thanh Việt, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng kiến nghị bổ sung thêm vấn đề bỏ cọc trong đấu giá tài sản. Theo đó, Luật Đấu giá tài sản quy định tiền đặt trước đối với 2 loại tài sản là khoáng sản và đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. Bởi nếu đấu giá trả tiền 1 lần, số tiền đặt trước quy định 20% là rất lớn dẫn đến khả năng bỏ cọc nhiều.

Do đó, ông kiến nghị cơ quan chủ trì hội thảo quy định số tiền đặt trước sao cho phù hợp hơn để tránh tình trạng bỏ cọc. Ngoài ra, vấn đề lưu trữ hồ sơ đấu giá trong trường hợp đơn vị tổ chức đấu giá bị giải thể cũng được đại diện Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng kiến nghị chọn 1 tổ chức đấu giá phù hợp để tiếp tục lưu trữ hồ sơ đấu giá để phục vụ công tác giao hồ sơ cho tòa án, cơ quan điều tra được thuận lợi hơn.

Cũng kiến nghị bổ sung vấn đề bỏ cọc trong đấu giá, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Văn Tuấn cho biết, tình trạng đấu giá cao rồi bỏ cọc xảy ra thời gian qua đối với một số trường hợp, trong đó chủ yếu tập trung vào tài sản là quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản và một số loại tài sản khác như tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu. Vụ việc đấu giá cao rồi bỏ cọc chiếm tỷ lệ ít trong số những vụ đấu giá thành công, nhưng được dư luận đặc biệt quan tâm.

Do đó, ngoài việc hoàn thiện trình tự, thủ tục đấu giá của Luật Đấu giá tài sản, việc rà soát hoàn thiện quy định của pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá. Trong đó, điều kiện về năng lực tài chính, vốn, yêu cầu về năng lực chuyên môn, kỹ thuật đảm bảo người trúng đấu giá sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản có đủ năng lực để sử dụng đúng đất đai, khoáng sản theo đúng mục đích của Luật đất đai, luật Khoáng sản, góp phần vào hiệu quả của hoạt động đấu giá tài sản nói chung.

Bên cạnh đó, trình tự thủ tục đấu giá trực tuyến trong Luật Đấu giá tài sản cũng được các đại biểu đưa ra thảo luận .

Quy trình đấu giá trực tuyến được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến, bảo đảm tính xác thực, tin cậy, bảo mật, an toàn. Trình tự đấu giá trực tuyến được thực hiện lần lượt theo quy trình: thông báo công khai việc đấu giá lên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến; người tham gia đấu giá đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá; tổ chức hành nghề đấu giá tài sản phân công đấu giá viên, hội đồng đấu giá tài sản; kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên cổng Đấu giá tài sản quốc gia.

Ghi nhận những góp ý tích cực từ phía các đại biểu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho biết, Ban tổ chức sẽ tổng hợp đầy đủ ý kiến góp ý bổ sung luật sửa đổi từ các đại biểu và tiếp tục một hội thảo lấy ý kiến của các đại biểu phía Nam tại TP.HCM để tiếp thu ý kiến của các đại biểu và gửi xin ý kiến của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi khẳng định, qua cuộc hội thảo các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành của Luật Đấu giá tài sản thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nêu cụ thể như Luật Đất đai có liên quan rất nhiều đến hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để từ đó làm sao cho hoạt động đấu giá được phát triển và đóng góp một cách tích cực với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cũng như là của cả nước./.

Thư Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

Với lần điều chỉnh tăng lương năm 2024, cùng với kinh nghiệm và dự báo từ những lần tăng lương trước, cơ quan quản lý ở các địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tăng giá trên địa bàn.
Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Xem thêm
Phiên bản di động