Tăng cường kiểm tra nội bộ để ngăn ngừa hành vi vi phạm

Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2024 của Bộ (thời kỳ báo cáo từ ngày 1/10/2023 đến ngày 31/7/2024). Báo cáo cho biết, ngoài việc cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC), Bộ Tài chính đã tăng cường thanh tra, kiểm tra (TTKT) nội bộ để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong toàn ngành.

Nhiều chuyển biến tích cực trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Đánh giá chung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) thời gian qua, báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, đã có những chuyển biến tích cực trong hành động và nhận thức của cán bộ, công chức nên đã từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đáp ứng kịp thời, hiệu quả theo yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Bộ Tài chính tăng cường thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Khách hàng giao dịch với Kho bạc Nhà nước đều được hướng dẫn tận tình về các hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn. Ảnh: H.T

Ông Trần Huy Trường - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, để có được kết quả này, ngoài việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về PCTN, TC, Bộ Tài chính đã luôn thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng như: Thuế, Hải quan; công tác tổ chức cán bộ; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm; công khai số liệu về nợ công; thanh tra, kiểm tra… Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, TTHC trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính cũng được đăng tải kịp thời trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và các đơn vị trong ngành để người dân thuận tiện tiếp cận, tra cứu và giám sát.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Thanh tra Bộ và các đơn vị thuộc Bộ được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành tăng cường TTKT trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN, TC theo kế hoạch và chỉ đạo của Ban chỉ đạo. Đẩy mạnh đôn đốc việc thực hiện kết luận, chỉ đạo sau TTKT. Thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình TTKT, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo và Ban cán sự đảng Bộ Tài chính.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã kiểm soát chặt chẽ các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm mục tiêu cải cách hành chính toàn diện gắn với phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã thường xuyên rà soát, đánh giá TTHC nhằm đề xuất, bãi bỏ những TTHC không còn phù hợp hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng, đơn giản, tăng tính khả thi cho cá nhân, tổ chức thực hiện. Từ ngày 1/10/2023 đến ngày 31/7/2024, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã thực hiện đánh giá tác động đối với 23 TTHC tại 9 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định. Rà soát và ban hành 11 quyết định công bố bãi bỏ 45 TTHC; sửa đổi, bổ sung, thay thế 51 TTHC; công bố mới 15 TTHC. Đến ngày 31/7/2024, tổng số TTHC còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 763 thủ tục.

Bên cạnh đó, để công tác PCTN, TC đạt hiệu quả cao, Bộ Tài chính đã thực hiện luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động công chức, viên chức. Theo đó, trong kỳ báo cáo, Bộ Tài chính đã thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 5.671 (Tổng cục Hải quan 1.176 người; Tổng cục Thuế 3.347 người; Kho bạc Nhà nước 681 người; Tổng cục Dự trữ Nhà nước 30 người).

Khắc phục hạn chế, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực

Mặc dù công tác PCTN, TC đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng báo cáo từ Bộ Tài chính cũng cho thấy, phương thức thanh toán điện tử hạn chế dùng tiền mặt trong xã hội mới chỉ dừng lại ở phạm vi bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong các quy định của Luật thuế mà chưa có sự khuyến khích việc thanh toán qua ngân hàng trong tiêu dùng của các cá nhân. Do đó, việc kiểm soát phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế.

Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, tiêu cực, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới, ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định về PCTN, TC, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục việc rà soát để đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội có liên quan đến các lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Đồng thời, tăng cường công tác TTKT việc chấp hành các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, PCTN, TC. Đẩy mạnh công tác TTKT công vụ để kịp thời chấn chỉnh các vi phạm.

Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát nội bộ để khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết TTHC, giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị mình như: Công bố công khai địa chỉ thư điện tử, số điện thoại tiếp nhận thông tin, phản ánh về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.

Tăng cường kiểm tra, giám sát người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, việc thực hiện các kết luận, chấn chỉnh sau TTKT, việc thực hiện các quy định, quy chế về công tác tổ chức cán bộ, nhất là trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ.

Đặc biệt, Bộ Tài chính kịp thời biểu dương, khen thưởng người đứng đầu làm tốt công tác phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, quy định của Đảng đối với người đứng đầu để xảy ra tham nhũng nhưng phát hiện không kịp thời, để xảy ra hậu quả hoặc không tự phát hiện mà do các cơ quan chức năng phát hiện, nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng.

Gia Khoa

Tin cùng chuyên mục

Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, tạo nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính đang tích cực triển khai Đề án, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo thông tư bãi bỏ một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về dự toán ngân sách nhà nước.
Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Sáng 10/12, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024, nhằm thông tin, tuyên truyền về các chính sách và thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thuế, hải quan, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan.
Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có vấn đề đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất để báo cáo các cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, thông lệ quốc tế cũng như tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bất động sản.
Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính

Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng vừa ký Quyết định số 2879/QĐ-BTC thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính.

Tin khác

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Từ ngày 1/12/2024, nhiều quy định, chính sách mới liên quan đến kinh tế có hiệu lực, gồm quy định khuyến mại hàng hóa, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biểu thuế xuất nhập khẩu, phát hành trái phiếu.
Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương vừa có Quyết định 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024. Theo đó, nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024.
Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có hướng dẫn hộ kinh doanh trên địa bàn nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025. Theo đó, việc khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế, công khai thông tin hộ khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch

Chỉ còn khoảng 2 tháng là kết thúc năm, nhưng ước tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023.
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Sửa đổi, bổ sung tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu để điều tiết tiêu dùng là phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường.
Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025

Thông qua dự toán ngân sách năm 2025

Tại phiên họp ngày 13/11/2024, chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025.
Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành Tài chính, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng cường hội nhập khu vực.
Xem thêm
Phiên bản di động