Thanh tra, kiểm tra tài chính phải tiếp tục là công cụ đắc lực, giúp tăng thu, tiết kiệm chi

Sáng ngày 19/12/2023, Thanh tra Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra tài chính năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dự và chỉ đạo hội nghị.

Đã thực hiện 78.213 cuộc thanh tra, kiểm tra

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, ngay từ đầu năm 2023, Thanh tra Bộ và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN) thuộc Bộ Tài chính đã quán triệt, thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023. Đồng thời bố trí lực lượng, tổ chức triển khai kịp thời các cuộc thanh tra, kiểm tra (TTKT) đột xuất, đáp ứng chỉ đạo của Chính phủ và ngành Tài chính.

Ngành Tài chính đã thực hiện hơn 78.200 cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm 2023
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Trong quá trình thực hiện kế hoạch TTKT, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; chủ động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác TTKT; tích cực trao đổi, phối hợp, nắm thông tin từ các cơ quan liên quan; tập trung TTKT có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các vấn đề quản lý của ngành Tài chính; áp dụng nguyên tắc TTKT theo cơ chế quản lý rủi ro.

Thực hiện chế độ giám sát thường xuyên với hoạt động thanh tra thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất để kịp thời nắm bắt và có chỉ đạo đối với các trường hợp có vướng mắc phát sinh; trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch (tăng hoặc giảm) các đơn vị đề xuất, kiến nghị qua Thanh tra Bộ thẩm định xem xét để trình Bộ ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

Trong năm 2023, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng TTCN thuộc Bộ đã thực hiện 78.213 cuộc TTKT; tiến hành kiểm tra 748.399 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan và 1.124 hồ sơ kiểm tra sau thông quan; kiến nghị xử lý tài chính 107.014 tỷ đồng (trong đó, kiến nghị thu hồi nộp 47.029 tỷ đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác 54.529 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 5.456 tỷ đồng); số tiền đã thu nộp NSNN trong kỳ 17.270 tỷ đồng (số liệu cập nhật một số đơn vị đến 15/12/2023).

Ngành Tài chính đã thực hiện hơn 78.200 cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm 2023
Ông Trần Huy Trường - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Riêng Thanh tra Bộ Tài chính, trong năm 2023 đã triển khai khảo sát, nắm bắt thông tin và thực hiện 30 cuộc thanh tra và 3 cuộc kiểm tra theo kế hoạch; thực hiện 1 cuộc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo...

Bên cạnh đó, trong năm 2023, Thanh tra Bộ đã lưu hành 33 kết luận thanh tra, 4 báo cáo kết quả kiểm tra (bao gồm cả các cuộc TTKT thực hiện cuối năm 2022 chuyển sang). Kết quả kiến nghị xử lý tài chính 22.081 tỷ đồng. Các đơn vị đã thực hiện nộp vào NSNN 1.840 tỷ đồng.

Xây dựng đội ngũ thanh tra vững mạnh

Về phương hướng, nhiệm vụ TTKT trong năm 2024, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, để nâng cao hơn nữa các cuộc TTKT, trong năm 2024, Thanh tra Bộ và các đơn vị có chức năng TTCN thuộc Bộ Tài chính tiếp tục chủ động xây dựng phương án triển khai, điều chỉnh kế hoạch TTKT phù hợp với tình hình thực tế.

Đặc biệt, Thanh tra Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, làm rõ nguyên nhân việc thực hiện chậm hoặc thực hiện thiếu triệt để, đồng thời có kiến nghị, đề xuất biện pháp khắc phục.

Ngành Tài chính đã thực hiện hơn 78.200 cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm 2023
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và với các cơ quan chức năng khác như cơ quan Cảnh sát điều tra, Tòa án, Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước... phát hiện sớm các trường hợp vi phạm về quản lý tài chính, quản lý tài sản, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước để ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Thanh tra Bộ Tài chính tiếp tục chú trọng thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hóa công tác TTKT thuế, hải quan và trong toàn ngành; tăng cường đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý rủi ro và các phần mềm phân tích, phân loại đối tượng nộp thuế, kê khai hải quan theo mức độ rủi ro nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm mới của đối tượng qua đó tăng cường công tác TTKT để chống các hành vi gian lận; hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý thông tin phục vụ TTKT ngành Tài chính như: Kiểm tra trực tuyến thông qua các hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành và hệ thống camera giám sát; nâng cấp ứng dụng phần mềm phân hệ phân tích rủi ro theo Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro…

Xây dựng đội ngũ cán bộ TTKT trong sạch, vững mạnh có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xử lý nghiêm các hành vi thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu gây phiền hà cho đối tượng thanh tra, cho người dân, doanh nghiệp... Tăng cường bồi dưỡng bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu và có kỹ năng TTKT để đảm bảo lực lượng thanh tra là lực lượng đi đầu trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm trong ngành Tài chính.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng TTCN thuộc Bộ trong năm qua.

“Trong năm 2023, Thanh tra Tài chính chủ động thực hiện tốt công tác TTKT tài chính theo kế hoạch được duyệt; triển khai kịp thời các cuộc TTKT đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ... Nội dung TTKT có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề mang tính thời sự được dư luận xã hội quan tâm” - Thứ trưởng nói.

Theo Thứ trưởng Cao Anh Tuấn, năm 2024 với mục tiêu tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay ở cấp cơ sở.

Theo đó, để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2024; hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất được giao của Thanh tra Tài chính, Thứ trưởng đề nghị thời gian tới, công tác TTKT tài chính phải tiếp tục là công cụ đắc lực, giúp tăng thu, tiết kiệm chi, sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực; kịp thời phát hiện những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, đồng thời đề xuất, tham mưu, kiến nghị với - lãnh đạo Bộ nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị trong hệ thống thanh tra tài chính cần tăng cường, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phân tích rủi ro, chọn đối tượng và tiến hành TTKT. Tăng cường TTKT nội ngành, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, vi phạm.

Nâng cao chất lượng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các Đoàn thanh tra, bảo đảm đúng tiến độ và nội dung thanh tra; đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, xử lý sau thanh tra.

Đồng thời, Thanh tra ngành Tài chính phải nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, giúp Bộ, Ban Cán sự Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Dự báo và giải quyết kịp thời những vụ việc phức tạp, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, đảm bảo đúng quy trình, đúng thẩm quyền./.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.

Tin khác

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động