Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.

Kiểm soát quyền lực trong quản lý sử dụng tài chính, tài sản công
Ảnh minh họa

PV: Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công được ban hành vào thời điểm này có ý nghĩa quan trọng ra sao, thưa ông?

Kiểm soát quyền lực trong quản lý sử dụng tài chính, tài sản công

Ông Nguyễn Thanh Bình: Quản lý tài chính, tài sản công (TSC) là những hoạt động quan trọng, thường xuyên sử dụng quyền lực nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, do đó cần phải tăng cường kiểm soát quyền lực trong các hoạt động này.

Tuy nhiên, thực tiễn thực thi quyền lực trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC cho thấy còn có những tồn tại, hạn chế như: Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế có nơi, có lúc còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn sơ hở, chưa thật đầy đủ, đồng bộ; một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực...

Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài chính, TSC, đồng thời xuất phát từ yêu cầu xây dựng các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, TSC trong sạch, vững mạnh, liêm chính; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan này trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Bộ Chính trị đã chỉ đạo ban hành Quy định 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC.

PV: Quy định số 189 đã đưa ra những nội dung trọng tâm để kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài chính, TSC như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Nội dung trọng tâm của Quy định này là kiểm soát các quyết định, hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực của chủ thể trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC để tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, Quy định đã chỉ rõ 23 hành vi tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 13 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công và 10 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng TSC.

Đơn cử như hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý để xảy ra vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công. Bao che, dung túng, tiếp tay, xử lý không đúng quy định đối với hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước...

PV: Quy định này có tác động như thế nào đến công tác quản lý nhà nước của Bộ Tài chính trong việc quản lý tài chính ngân sách và TSC, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi, phức tạp, khó lường hơn. Bên cạnh đó là sự phát triển ngày càng nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của kinh tế số, xã hội số đã đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động; tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi có công việc liên quan đến tài chính, TSC; đồng thời, tăng tính minh bạch và tạo điều kiện để người dân kiểm soát hoạt động của các cơ quan này.

Do đó, Quy định của Bộ Chính trị sẽ là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để Bộ Tài chính tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tài chính, TSC; tăng cường giám sát và điều tiết thị trường tài chính. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh, tính minh bạch và áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

PV: Tại Quy định của Bộ Chính trị đã chỉ rõ 23 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC. Theo ông, với việc “điểm mặt, chỉ tên” này, các hành vi tham nhũng, tiêu cực có bị đẩy lùi không?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Quy định của Bộ Chính trị đã quy định rõ các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC. Việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC phải bảo đảm các nguyên tắc lãnh đạo thống nhất, toàn diện, trực tiếp, tuyệt đối của Đảng; chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính, TSC.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính được Ban Cán sự đảng Chính phủ giao tham mưu xây dựng Kế hoạch triển khai Quy định 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC. Cùng với các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong các lĩnh vực đã được ban hành, việc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Quy định này sẽ hình thành hệ thống kiểm soát quyền lực Nhà nước một cách đồng bộ, toàn diện trong cả quá trình lập pháp, hành pháp và tư pháp, góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hiệu quả trong thời gian tới.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hà Hà

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.

Tin khác

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo... Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội việc cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.
Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Xem thêm
Phiên bản di động