Tháo gỡ “điểm nghẽn” tạo liên thông giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản

Trong 50 năm qua, các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đều có xuất phát điểm từ khủng hoảng thị trường bất động sản rồi lan sang thị trường tài chính… Do đó, cần tháo gỡ nhanh những “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản để không lây lan sang các thị trường khác.

Tại hội thảo "Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực bất động sản" do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 27/5/2022, các chuyên gia đều cho rằng cần tháo gỡ nhanh những “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản để không lây lan sang các thị trường khác.

Đừng để khủng hoảng bất động sản xảy ra

Phát biểu tại hội thảo, TS Trần Du Lịch, Phó chủ tịch VIAC, cho biết trong 20 năm qua, thị trường bất động sản đã đóng góp rất lớn trong quá trình đô thị hoá, phát triển hạ tầng công nghiệp... Tuy nhiên, thị trường bất động sản cũng có những khuyết tật, méo mó. Gần đây, sự liên thông giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản không minh bạch đã tạo ra rủi ro rất lớn. Chính vì vậy, Nhà nước đang chấn chỉnh và lành mạnh hoá 2 thị trường này. Có thể nói, thị trường tài chính và thị trường bất động sản là 2 mặt của 1 vấn đề.

Liên quan đến dòng tiền, trong đó việc siết tín dụng bất động sản phải chăng đang nhắm đến tác dụng nào đó? Dù chấn chỉnh tín dụng thế nào thì Ngân hàng Nhà nước phải làm sao để những dự án bất động sản nhà ở, khu công nghiệp… đang vận hành tốt thì vẫn phải bơm vốn để dự án hoàn thành. Vấn đề là dòng vốn phải đúng địa chỉ, không cào bằng.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” tạo liên thông giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoERA: "Làm sao để thị trường bất động sản như chim én, đạt mục tiêu minh bạch, lành mạnh, phát triển bền vững, ổn định” - Ảnh: PC.

"Các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới trong 50 năm qua đều có xuất phát điểm từ khủng hoảng thị trường bất động sản rồi lan sang thị trường tài chính... Xu hướng là phải lành mạnh hoá cả 2 thị trường này. Nếu thị trường bất động sản ngưng trệ sẽ tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với kinh tế đô thị", ông Lịch nhấn mạnh.

Nhìn nhận thêm về tầm quan trọng của thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng tại Việt Nam, hiện bất động sản chiếm 25% GDP, nếu tính đầy đủ. Tại Trung Quốc, số liệu về thị trường bất động sản có 3 con số: 16%, 20% và 24% GDP. Từ đây có thể thấy được sự đóng góp của bất động sản đối với nền kinh tế là rất lớn.

“Thị trường bất động sản giống như 2 loài chim. Khi nó là chim Én báo hiệu mùa xuân về nghĩa là thị trường bất động sản đang phát triển ổn định, hay phục hồi và sẽ kéo theo sự phục hồi của nền kinh tế. Nhưng khi nó là chim báo bão, nghĩa là thị trường bất động sản đang khủng hoảng, kéo theo nền kinh tế khủng hoảng. Do đó, phải làm sao để thị trường bất động sản như chim én, đạt mục tiêu minh bạch, lành mạnh, phát triển bền vững, ổn định”, ông Châu ví von.

Còn TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách - tài chính tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định: thị trường bất động sản liên quan ít nhất đến 40 ngành nghề, như: xây dựng (6% GDP), du lịch, ăn uống, tài chính ngân hàng (7% GDP)… Đây cũng là thị trường thu hút mạnh dòng vốn FDI. Riêng 4 tháng đầu năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký mới vào bất động sản đạt gần 2,8 tỷ USD, đứng thứ 2, chiếm 26,5%, riêng vốn góp mua cổ phần hơn 1 tỷ USD, chiếm 9,7%.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, hiện tín dụng cho bất động sản khoảng 2,23 triệu tỷ đồng, trong đó, cho vay nhà ở ước đạt 65% (1,45 triệu tỷ đồng), còn lại là 35% là tín dụng kinh doanh bất động sản.

Giá nhà đang quá sức chịu đựng

Không ít chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam hiện là nơi “nhà nhà kinh doanh bất động sản”, tức là dòng tiền đang tập trung vào đây (kể cả thị trường chứng khoán), trong khi định chế đầu tư chuyên nghiệp rất ít.

Vậy giá đất liệu có tăng nữa không? Nếu xét về vĩ mô, hiện giá đất tại Việt Nam đang vượt sức chịu đựng của nền kinh tế và thu nhập của người dân.

“Tôi không đồng tình khi đem giá đất tại TP.HCM, Hà Nội (Việt Nam) so với giá đất tại các thành phố lớn, phát triển bậc nhất trên thế giới, như: Tokyo, Hồng Kông, Singapore, New York… mà quên rằng thu nhập đầu người tại Việt Nam chưa bằng 1/10 của người dân các quốc gia đó. Vấn đề là phải kiểm soát được giá đất đầu cơ. Nếu kéo dài mất cân đối cung - cầu, lệch pha sẽ còn bất ổn. Điều vô lý nữa là giá một chung cư tăng tới vài chục % chỉ trong 2 năm”, ông Lịch nói.

Còn luật sư Lê Nết, Trọng tài viên VIAC, cho rằng: Nhà nước cần lắng nghe nhu cầu người dân về nhà ở để có quy định phù hợp và làm thế nào để kìm giá bất động sản.

Nhấn mạnh quan điểm thị trường bất động sản chỉ có thể phát triển bền vững khi giải quyết được nhu cầu thực về nhà ở của số đông người dân, ông Lê Hoàng Châu phân tích: những người giàu hoàn toàn có thể tự tạo lập nhà ở theo sở thích, nhưng người thu nhập thấp rất cần những căn nhà ở phù hợp với thu nhập.

Thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn tới thiếu hụt nguồn cung sản phẩm nhà ở. Riêng đối với TP.HCM, đỉnh cao thị trường là năm 2017, các chủ đầu tư đã đưa ra thị trường 30.000 căn nhà ở/năm, những năm gần đây thấp hơn, chỉ khoảng 16.000 căn/năm. Thị trường cũng phát triển lệch pha, nếu năm 2020 có 1% là nhà ở giá thấp, thì năm 2021 là 0%.

TP.HCM cũng là địa phương phát triển nhà ở xã hội tốt nhất trên cả nước, nhưng trong 5 năm qua (2015-2020) cũng chỉ đưa ra được 15.000 căn nhà ở xã hội (đạt 75% theo kế hoạch 20.000 căn), trong khi cả nước chỉ đạt 41%. Trong khi đó, hiện TP.HCM có hơn 900.000 công nhân lao động đang thuê nhà ở, họ luôn muốn cải thiện điều kiện nhà ở tại các khu nhà trọ lụp xụp.

Như vậy, cần tháo gỡ vướng mắc lớn nhất hiện nay tại nhiều dự án bất động sản nhà ở là quy định dự án phải có 100% đất ở mới công nhận chủ đầu tư, nhưng hầu hết dự án nhà ở đều là đất hỗn hợp… Để xây dựng những dự án bất động sản nhà ở quy mô lớn, có những tiện ích đầy đủ, như kiểu khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM)… phải có quỹ đất lớn.

Mặc dù, Luật Đầu tư có hiệu lực từ 01/01/2021, đã bổ sung thêm trường hợp “đất ở và các loại đất khác” thì được công nhận là chủ đầu tư, nhưng chưa tháo gỡ triệt để (vì nếu dự án không có tỷ lệ đất ở trong toàn bộ khu đất thì cũng không được công nhận chủ đầu tư).

"Cần đảm bảo quyền tiếp cận đất đai công bằng cho các doanh nghiệp (trước đây có tình trạng chỉ định nhà đầu tư). Nhà đầu tư dự án được công nhận chủ đầu tư khi có đất hợp pháp, phù hợp quy hoạch. Cơ chế cũng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, trong đó, vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vì đây là kênh huy động vốn rất lớn.

Hiện Việt Nam chưa phát triển mạnh về thị trường vốn, chỉ có Quỹ đầu tư bất động sản Techcom Việt Nam REIT (TCREIT - vốn 50 tỷ đồng năm 2015), quá nhỏ. Tuy nhiên, cần phải sửa Nghị định 53 (năm 2020 - về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ) để lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư", ông Châu kiến nghị./.

B.M

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Xem thêm
Phiên bản di động