Thị trường bất động sản năm 2022 sẽ sôi động?

Thị trường bất động sản trong năm 2022 phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch Covid-19. Dự kiến nửa đầu năm 2022, nguồn cung mới và sức mua có thể tăng nhẹ. Đến nửa cuối năm 2022, thị trường này sẽ sôi động hơn, nguồn cung mới và thanh khoản có thể tăng trưởng nhưng sẽ tập trung vào các dự án có hạ tầng tốt, pháp lý đầy đủ, vị trí thuận lợi.
Thị trường bất động sản 2022 sẽ sôi động?
Bất động sản năm 2022 dự báo sẽ sôi động. Ảnh: TL

Ngành bất động sản vẫn phát triển bất chấp dịch Covid-19

Theo nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp địa ốc, nguồn cung thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2021 hạn chế. Nguyên nhân do giãn cách xã hội kéo dài bởi dịch Covid-19 khiến thị trường BĐS bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ngành BĐS vẫn phát triển. Đồng thời, xã hội bước vào giai đoạn “bình thường mới” cùng với các chính sách khôi phục kinh tế của Chính phủ. Theo các chuyên gia BĐS, nhìn chung bức tranh thị trường BĐS năm 2022 sẽ lạc quan hơn khi các hoạt động kinh tế từng bước hồi phục trở lại.

Ông Võ Hồng Thắng - Trưởng phòng R&D DKRA Việt Nam cho rằng, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền trong năm 2022 có thể sẽ phục hồi và tăng so với năm 2021, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong khi TP. Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì sự khan hiếm. Đất nền tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu. Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới có thể lên đến khoảng 30.000 căn, đặc biệt tăng mạnh ở TP.H và Bình Dương.

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2022, việc đấu giá đất ở Thủ Thiêm dự kiến vẫn tiếp tục diễn ra do còn rất nhiều lô đất sẽ tiến hành đấu giá các đợt sau. Vì vậy, hoạt động đấu giá “đất vàng” trên bán đảo này tiếp tục trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư năm 2022 và nhiều khả năng ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá BĐS toàn thị trường TP.Hồ Chí Minh và vùng ven theo hướng điều chỉnh lên cao hơn nữa.

Nửa đầu năm 2022 tăng nhẹ, nửa cuối năm sẽ sôi động hơn

Theo các chuyên gia, thời gian qua, sự khan hiếm nguồn cung của loại hình nhà ở vừa túi tiền khiến thị trường BĐS mất cân bằng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì gia tăng tình trạng đầu cơ, mua đi bán lại, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển và quy hoạch đô thị, nhất là chủ trương tăng diện tích nhà ở bình quân đầu người tại các đô thị lớn. Tại TP.Hồ Chí Minh, nguồn cung chủ yếu ở TP. Thủ Đức. Căn hộ hạng A và hạng B vẫn đang dẫn dắt thị trường BĐS trong khi nguồn cung căn hộ hạng C tiếp tục khan hiếm.

Trước thực tế này, chuyên gia kinh tế Lê Chí Nhân cho rằng, doanh nghiệp BĐS rất cần được Nhà nước hỗ trợ về cơ chế, thuế để khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS phục hồi tăng trưởng trong thời gian tới. Năm 2022 có thể được xem là năm bản lề trong việc chuyển trạng thái kinh tế từ ứng phó đại dịch sang kiểm soát đại dịch. Nền kinh tế sẽ đi vào giai đoạn phát triển mới. Vì vậy, thị trường BĐS cũng sẽ có định hướng mới trong việc đầu tư và phát triển. Còn khách hàng, nhà đầu tư thứ cấp, cần lựa chọn các nhà đầu tư phát triển dự án có uy tín, có tiềm năng và có dự án tốt.

Còn ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, thị trường BĐS trong năm 2022 phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch Covid-19. Dự kiến nửa đầu năm 2022, nguồn cung mới và sức mua có thể tăng nhẹ. Đến nửa cuối năm 2022, thị trường BĐS sẽ sôi động hơn, nguồn cung mới và thanh khoản có thể tăng trưởng nhưng sẽ tập trung vào các dự án có hạ tầng tốt, pháp lý đầy đủ, vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, cũng cần phải có những chính sách, nhất là chính sách thuế, công khai quy hoạch, phát triển đô thị... để loại bỏ những “cơn sốt đất ảo” do “cò” đất tung tin thổi giá làm nhiễu loạn thị trường BĐS như những năm trước đây.

“Năm 2022, dự báo thị trường BĐS sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn là một rủi ro phải tính đến, có thể có tác động mạnh đến thị trường BĐS. Trên thực tế, thị trường BĐS hiện nay vẫn có nhiều lợi thế khi thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cả nội lẫn ngoại. Với quy mô dân số khoảng 100 triệu dân, độ tuổi từ 25 - 40 chiếm tỷ lệ 55% thì nhu cầu nhà ở và sức mua sắm vẫn rất lớn” - ông Lê Hoàng Châu nói./.

Đình Du

Tin cùng chuyên mục

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.

Tin khác

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Xem thêm
Phiên bản di động