Thu hơn 5.000 tỷ đồng từ nhà cung cấp nước ngoài

Sau hơn 1 năm đưa Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài vào hoạt động, đến nay đã có 49 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế, với tổng số thu lũy kế đạt trên 5.000 tỷ đồng. Kết quả đạt được là sự nỗ lực của ngành Thuế trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế.

Công nghệ thông tin đóng góp vai trò quan trọng trong quản lý thuế

Tổng cục Thuế vừa tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai công nghệ thông tin năm 2023, ứng dụng công nghệ mới trong quá trình chuyển đổi số ngành Thuế. Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho biết, trải qua 32 năm phát triển với sự nỗ lực của lớp lớp các thế hệ cán bộ công nghệ thông tin (CNTT), ngành Thuế đã hoàn thành triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Cụ thể, Tổng cục Thuế đã xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT), ngày 1/7/2022 đã triển khai HĐĐT đến 100% doanh nghiệp (DN), hộ cá nhân kinh doanh thuộc diện phải áp dụng trong cả nước. Đến nay, ngành Thuế đã tiếp nhận và xử lý trên 4 tỷ HĐĐT. Bình quân 1 ngày ngành Thuế tiếp nhận, xử lý khoảng 100 triệu hóa đơn. Với kết quả này, ngành Thuế đã xây dựng được kho cơ sở dữ liệu về hóa đơn, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý.

Cùng đó, để cung cấp thêm lựa chọn cho người nộp thuế (NNT) thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước bằng phương thức điện tử, Tổng cục Thuế đã xây dựng ứng dụng eTax Mobile và bắt đầu triển khai từ ngày 21/3/2022. Tính đến giữa tháng 4/2023, đã có 345.966 lượt cài đặt sử dụng ứng dụng eTax Mobile. Số giao dịch qua ngân hàng thương mại là 276.652 giao dịch, với tổng số tiền thuế đã nộp NSNN qua ứng dụng này là trên 950 tỷ đồng.

Đối với công tác quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), ngày 21/3/2022, Cục CNTT đã xây dựng và đưa vào vận hành Cổng Thông tin điện dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN), nhằm hỗ trợ các NCCNN đăng ký, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước Việt Nam tại bất cứ đâu trên thế giới đối với khoản thu nhập nhận được từ Việt Nam. Kết quả, đến nay đã có 49 NCCNN từ nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc)… đã đăng ký, khai thuế và nộp thuế, với tổng số thu lũy kế đạt trên 5.000 tỷ đồng. Một số đơn vị có số nộp lớn như: Apple, Google, Meta (Facebook)…

Ông Phạm Quang Toàn cho biết thêm, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính về triển khai HĐĐT từ máy tính tiền, toàn ngành Thuế đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã tập trung nguồn lực để triển khai từ năm 2022. Đến nay đã có 12.864 DN, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền, với số lượng HĐĐT cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý là hơn 2,8 triệu hóa đơn.

Đồng thời, Cục CNTT đã phối hợp với Vụ Quản lý thuế DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá nhân triển khai hiệu quả chương trình quay số “Hóa đơn may mắn”. Ông Toàn cho biết, nếu như thuê các DN bên ngoài triển khai chương trình này, sẽ phải mất vài trăm tỷ đồng và thời gian triển khai sẽ mất cả năm. Tuy nhiên, bằng quyết tâm của tập thể cán bộ Cục CNTT, thời gian triển khai chỉ mất 1 tháng. Đến nay đã có 100% cục thuế hoàn thành việc tổ chức lựa chọn “Hóa đơn may mắn”. Năm 2022, với 3 kỳ quay thưởng, đã có 4.269 giải thưởng được trao với tổng số tiền là hơn 9,65 tỷ đồng. Các cục thuế đang tiếp tục thực hiện lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý I/2023 trong tháng 4/2023.

Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm cho người nộp thuế

Ông Phạm Quang Toàn nhấn mạnh, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của tổ chức về cách làm việc và phương thức hoạt động dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số chỉ thành công khi trở thành chiến lược cốt lõi và bao trùm lên mọi hoạt động, mọi bước đi của tổ chức.

Ngành Thuế đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4; 90% thủ tục hành chính điện tử đạt cấp độ 3, 4; 100% NNT được cấp định danh và xác thực điện tử. Trong công tác quản lý thuế sẽ có 80% hồ sơ xử lý trên môi trường mạng; 50% hoạt động kiểm tra thực hiện trên môi trường số cấp độ 3, 4; 100% nhu cầu, công việc tin học hóa được tập trung tích hợp; 100% hồ sơ cán bộ được lưu trữ điện tử.

49 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp trên 5.000 tỷ đồng tiền thuế
ng Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Cục CNTT báo cáo tiến độ triển khai ứng dụng CNTT ngành Thuế tại hội nghị. Ảnh: Trung Kiên
Để thực hiện được mục tiêu này, ông Phạm Quang Toàn cho hay, các ứng dụng CNTT ngành Thuế sẽ được xây dựng theo hướng cung cấp dịch vụ lấy NNT làm trung tâm, trong đó cơ quan thuế cung cấp dịch vụ thuế số cho NNT và nâng cao trải nghiệm, tăng sự hài lòng của NNT. Cơ quan thuế sẽ cung cấp dịch vụ khai thác thông tin quản lý thuế cho công chức thuế; cung cấp dịch vụ kết nối, trao đổi, thu thập thông tin theo kiến trúc Chính phủ điện tử.

Với mục tiêu hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế và quản lý nội ngành, Cục CNTT sẽ tham mưu cho Tổng cục Thuế tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống quản lý thuế đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và chương trình chuyển đổi số quốc gia; mở rộng triển khai áp dụng HĐĐT; triển khai hệ thống phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro trong quản lý thuế; xây dựng, triển khai hệ thống quản lý nội bộ của cơ quan thuế.

Cùng đó, sẽ đẩy mạnh xây dựng nền tảng dữ liệu phục vụ nghiệp vụ quản lý thuế và các dịch vụ thuế số cung cấp cho người dùng; trong đó trọng tâm là xây dựng nền tảng quản lý dữ liệu lớn; dữ liệu chủ; siêu dữ liệu, cung cấp dịch vụ dữ liệu đáp ứng yêu cầu xử lý, khai thác, chia sẻ, phân tích,…

Đặc biệt, sẽ tiếp tục nâng cấp, triển khai hệ thống quản trị, vận hành hệ thống, giám sát hạ tầng CNTT, giám sát an toàn thông tin, dò quét, xử lý lỗ hổng theo hướng hiện đại, đáp ứng theo các tiêu chuẩn thế giới và khu vực, qua đó từng bước nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý thuế./.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.

Tin khác

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động