Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ

Trước những bất cập trong việc thị trường “khát” xăng dầu hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.

Trước đó, ngày 2/11/2022, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng tình hình thông tin, báo chí, dư luận xã hội liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có nội dung về điều chỉnh giá xăng dầu và việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công thương.

Theo báo cáo, sau 3 lần điều chỉnh, giá xăng và các mặt hàng dầu trong nước đồng loạt đi lên trong kỳ điều hành ngày 1/11; giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 22.750 đồng. Tuy nhiên, đến tối 1/11, nhiều cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội vẫn "hết hàng" hoặc bán "nhỏ giọt".

Về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu, Báo cáo cho biết, Bộ Công thương đã có văn bản gửi đến 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu để phân giao sản lượng nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu thị trường cuối năm. Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dù kêu lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm nay nhưng vẫn được Bộ Công thương phân giao sản lượng nhập khẩu nhiều nhất với hơn 2,1 triệu m3/tấn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ. Ảnh: TL.

Xem xét báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.

Thời gian vừa qua, những “câu chuyện” lùm xùm về xăng dầu chưa chấm dứt khi Bộ Công thương được giao chịu trách nhiệm về quản lý giá đối với mặt hàng xăng dầu đã chưa phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm của chính Bộ Công thương cũng như của các bộ, ngành đến đâu.

Nhiều ý kiến chuyên gia và đại biểu Quốc hội cho rằng, không phải bàn cãi thì đã rõ trách nhiệm của Bộ Công thương trong công tác quản lý nhà nước về điều hành giá xăng dầu và hiện nay, “tắc nghẽn” chính là ở khâu quản lý.

Nguyên nhân thị trường "khát" xăng dầu có nhiều, như: tìm nguồn xăng dầu rẻ; giải quyết các bất cập trong lưu thông phân phối, việc duy trì quá nhiều tầng nấc cũng gây nên sự bất hợp lý; tâm lý e ngại nhập khẩu, sản lượng nhập khẩu và tồn kho giảm tại các thương nhân đầu mối đã gây tình trạng thiếu hàng tại một số đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu; chiết khấu thấp khiến người bán lẻ lỗ nặng; tình hình khan hiếm, khó khăn về nguồn hàng; thời gian điều hành giá xăng dầu; thậm chí là cơ chế tính phí xăng dầu nếu thấy bất cập cũng có thể sửa đổi…

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ
Có nhiều nguyên nhân khiến thị trường "khát" xăng dầu. Ảnh TL

Vừa qua, có thông tin cho rằng doanh nghiệp vẫn có ý kiến về mức điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, cơ quan quản lý tính toán còn thấp so với thực tế. Tuy nhiên, theo quy định, Bộ Tài chính muốn điều chỉnh, phải dựa trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và của Bộ Công thương.

Cụ thể, Bộ Tài chính tính toán dựa trên số liệu báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (những báo cáo này cũng được đồng gửi về Bộ Công thương). Cách tính được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu nhập khẩu và thông báo để Bộ Công thương áp dụng trong công thức giá cơ sở.

Trong khi đó, trả lời báo chí mới đây, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã khẳng định các bộ, ngành đã vào cuộc xử lý hầu hết các kiến nghị của doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu theo đúng chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm được quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong trường hợp Bộ Công thương và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thấy chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam tăng cao có thể kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh. Trên cơ sở số liệu thực tế, hợp lý, hợp lệ thì sẽ điều chỉnh phù hợp, đảm bảo hài hóa lợi ích Nhà nước - người dân - doanh nghiệp.

Minh chứng là chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định 1 năm điều chỉnh 2 lần, nhưng vừa qua trong điều kiện diễn biến chi phí tăng bất thường, Bộ Tài chính đã điều chỉnh thêm 1 lần vào ngày 8/11 vừa qua (từ đầu năm đến nay đã điều chỉnh 3 lần).

Việc Thủ tướng Chính phủ chính thức yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, một lần nữa cho thấy, thay vì đổ lỗi thì bộ quản lý giá đối với mặt hàng quan trọng, thiết yếu này là Bộ Công thương cần phải giải quyết triệt để từ gốc rễ vấn đề, sớm chấm dứt tình trạng này./.

Tin cùng chuyên mục

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.

Tin khác

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Luật Đất đai 2024:  Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024: Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi) là văn bản luật có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI chủ trì tổ chức hội thảo Luật Đất đai 2024: Những nội dung quan trọng doanh nghiệp cần biết thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham dự.
Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Theo nghiên cứu do Visa thực hiện và vừa được công bố cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Làn sóng tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mở ra tương lai đầy tiềm năng của ngành hàng tiêu dùng bán lẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động