Tiếp tục đề xuất giảm 30% phí sử dụng đường bộ cho xe khách
Dành 12 nghìn tỷ đồng/năm cho bảo trì đường bộ
Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
Theo Bộ Tài chính, chính sách thu phí sử dụng đường bộ được ban hành thời gian qua đã tạo khung pháp lý rõ ràng cho tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí.
![]() |
Phí sử dụng đường bộ hiện được giảm từ 10 - 30% cho nhiều loại xe đến hết năm 2022. |
Mạng lưới đường bộ đang khai thác dài 668.750 km. Hệ thống đường bộ lớn, nhu cầu duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ lớn, trong khi nguồn lực có hạn. Điều này dẫn đến hệ thống đường bộ nhanh xuống cấp và gây mất an toàn giao thông cũng như nhu cầu đi lại của người dân.
Tiền phí đường bộ thu được hàng năm khoảng 9.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước (NSNN) và dành toàn bộ cho hoạt động bảo trì đường bộ. Ngoài số tiền phí thu được hàng năm, NSNN cấp thêm khoảng 3.000 tỷ đồng cho hoạt động duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý.
Trên thực tế, các tuyến đường bộ được sửa chữa kịp thời các hư hỏng, bảo đảm hệ thống đường bộ thông suốt, an toàn và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc về đối tượng chịu phí, tính phí và truy thu phí đối với xe của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp bán thanh lý, thay đổi tổ chức thu phí đối với xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng…
Bộ Tài chính đã ban hành thông tư thay thế và đến nay chưa phát sinh vướng mắc gì.
Tuy nhiên, việc ban hành nghị định mới là cần thiết, nhằm bảo đảm chính sách phí sử dụng đường bộ đồng bộ, thống nhất với pháp luật về giao thông đường bộ, bảo đảm chính sách phí sử dụng đường bộ công khai, minh bạch, khả thi và phù hợp với thực tế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, nghị định mới nhằm ổn định nguồn thu NSNN từ phí sử dụng đường bộ để phục vụ cho hoạt động bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý.
Giảm thêm 6 tháng, giảm thu ngân sách khoảng 390 tỷ đồng
Theo dự thảo nghị định, đối tượng áp dụng là ô tô (xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự) được phép lưu hành. Đồng thời, dự thảo quy định một số trường hợp xe không chịu phí sử dụng đường bộ do bị hủy hoại, tịch thu, xe bị tai nạn không thể sử dụng tiếp sau sửa chữa; xe không sử dụng đường bộ trong thời gian dài trên 30 ngày (trong đó có xe kinh doanh vận tải của doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục 30 ngày trở lên).
![]() |
Nếu tiếp tục giảm phí sử dụng đường bộ, ngân sách sẽ giảm thu 390 tỷ đồng. |
Tại dự thảo nghị định cũng quy định 5 trường hợp miễn phí, gồm: xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. Quy định này được kế thừa các quy định hiện hành.
Dự thảo nghị định kế thừa các quy định cũ, trong đó có quy định mức thu phí áp dụng cho ô tô, cách tính và thu phí, quản lý, sử dụng phí. Mức thu phí áp dụng cho ô tô (trừ lực lượng công an, quốc phòng) chia làm 8 nhóm theo tải trọng và ghế ngồi của xe: từ 130 nghìn đồng/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng.
Cách tính và thu phí đối với xe ô tô (trừ lực lượng công an, quốc phòng), nộp theo chu kỳ đăng kiểm, theo năm dương lịch và theo tháng đối với doanh nghiệp có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng trở lên.
Về quản lý tiền phí thu được, dự thảo nghị định cũng nêu rõ: Tổng cục Đường bộ Việt Nam được để lại 1,2% tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Các trung tâm đăng kiểm thu phí nộp về Cục Đăng kiểm Việt Nam (trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thu phí), để cơ quan này tổng hợp và khai, nộp phí vào ngân sách nhà nước (NSNN). Các trung tâm đăng kiểm được để lại 1,32% tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Trường hợp trung tâm đăng kiểm thuộc doanh nghiệp thì tiền phí để lại là doanh thu của trung tâm, trung tâm khai, nộp thuế theo quy định.
Theo dự thảo nghị định, thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, Bộ Tài chính trình Chính phủ giảm 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách và 10% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa. Thời gian giảm 6 tháng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành.
Theo Bộ Tài chính, việc giảm phí này trong năm 2023 sẽ giảm thu ngân sách khoảng 390 tỷ đồng. Như vậy, cùng với khoảng 9.000 tỷ đồng số tiền phí sử dụng đường bộ thu được và 3.000 tỷ đồng ngân sách cấp bổ sung để phục vụ công tác bảo trì, quản lý đường bộ./.
Mức thu phí giữ nguyên như hiện hành
Dự thảo nghị định kế thừa các quy định cũ, trong đó có quy định mức thu phí áp dụng cho ô tô, cách tính và thu phí, quản lý, sử dụng phí. Mức thu phí áp dụng cho ô tô (trừ lực lượng công an, quốc phòng) chia làm 8 nhóm theo tải trọng và ghế ngồi của xe từ 130 nghìn đồng/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng. |
Tin cùng chuyên mục

Sẽ sửa đổi nghị định hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Kho bạc Nhà nước công bố kế hoạch đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2023 là 400.000 tỷ đồng

Việt Nam thu hút 153 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 1/2023

Đề xuất quy trình, thời gian quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm

Nộp thuế đạt 1.800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài
Tin khác

Đột phá hiện thực hóa 5.000 km đường cao tốc quốc gia

Thông tư 24/2022/TT-NHNN: Một số quy định mới về thủ tục hành chính trong quản lý ngoại hối

Áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn

Thị trường tài chính - tiền tệ năm 2022: Bức tranh đa sắc màu

Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp ở châu Á về công nghệ và may mặc

Doanh nghiệp lập phương án, chuẩn bị sẵn kịch bản vượt khó trong năm 2023

Vi phạm trong kinh doanh xăng dầu dịp Tết Nguyên đán 2023 sẽ bị xử lý nghiêm

Bộ Công thương: Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 tăng 9%

Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN ra sao khi Trung Quốc tái mở cửa?
