Tiếp tục phát huy thế mạnh của đầu tư công trong phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo từ Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính cho thấy, trong năm 2023, đơn vị đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao như: xây dựng cơ chế chính sách, tham gia nhiều cơ chế chính sách với các đơn vị trong Bộ…, đặc biệt là công tác quản lý điều hành vốn đầu tư công năm 2023.

Chiều ngày 20/12, Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Chủ động điều hành, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư công (ĐTC) trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Đây cũng là năm thực hiện đánh giá giữa kỳ trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo Luật ĐTC và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Công tác giải ngân kế hoạch vốn ĐTC năm 2023 có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Với ý nghĩa quan trọng đó, ngay từ đầu năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (TTCP) đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị và công điện chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC, đảm bảo kết thúc năm đạt 95% tổng kế hoạch vốn của năm.

Công tác quản lý, điều hành vốn đầu tư công đã được thực hiện chủ động, trách nhiệm
Ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Trình bày báo cáo tại hội nghị, ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, với chức năng, nhiệm vụ được giao, đơn vị đã chủ động điều hành công tác quản lý giải ngân vốn ĐTC 2023 theo đúng các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; các quyết định, chỉ đạo điều hành về tài chính ngân sách của TTCP và của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thực hiện tham mưu lãnh đạo Bộ Tài chính các giải pháp điều hành vốn linh hoạt, chủ động để đảm bảo kịp thời về vốn cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Vụ cũng đã trình Bộ ban hành các văn bản đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, tăng cường quản lý, thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân của các dự án. Thực hiện kiểm tra, nhận xét phương án phân bổ chi tiết (bao gồm vốn giao đầu năm, điều chỉnh, kéo dài kế hoạch) của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương để kịp thời phê duyệt dự toán đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đúng quy định; có ý kiến cụ thể đối với các dự án chưa đủ điều kiện để bộ, cơ quan trung ương và địa phương vị hoàn chỉnh phương án phân bổ chi tiết kế hoạch 2023.

Ngoài ra, Vụ đã trình Bộ các văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) và báo cáo TTCP để kịp thời chỉ đạo xử lý đối với các vướng mắc trong quá trình điều hành kế hoạch vốn. Trên cơ sở đó, TTCP đã có văn bản chỉ đạo, Bộ KHĐT đã có văn bản hướng dẫn để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thống nhất thực hiện.

Trình Bộ ban hành các văn bản điều hành kế hoạch vốn năm 2023 gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Hướng dẫn kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công vốn ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022 sang năm 2023; đôn đốc tăng cường quản lý tạm ứng vốn, kiểm tra, đánh giá thực hiện và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư quá hạn chưa thu hồi nguồn NSNN; đôn đốc báo cáo tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn ĐTC nguồn NSNN

Bên cạnh đó, Vụ Đầu tư đã đôn đốc, thực hiện thẩm tra phân bổ vốn của các đơn vị ngay từ đầu năm và đã có ý kiến để các đơn vị hoàn chỉnh phương án phân bổ chi tiết kế hoạch 2023. Qua công tác phân bổ của các bộ, ngành, địa phương, Vụ Đầu tư đã có ý kiến đối với các nội dung bố trí không đúng quy định, tiêu chí như quá thời hạn bố trí, không bố trí để thu hồi vốn ứng, xử lý nợ...

Đồng thời, Vụ đã kịp thời có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về triển khai phân bổ, nhập Tabmis làm cơ sở để phê duyệt dự toán trên hệ thống Tabmis kịp thời để các bộ, ngành, địa phương có cơ sở giải ngân kế hoạch vốn.

Tổng hợp báo cáo TTCP các vướng mắc trong phân bổ triển khai: phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư, điều hòa linh hoạt giữa vốn đầu tư công năm và vốn Chương trình phục hồi. Trên cơ sở kiến nghị quyết liệt của Bộ Tài chính, TTCP đã yêu cầu Bộ KHĐT hướng dẫn cụ thể các nội dung nêu trên để các bộ, ngành, địa phương thống nhất thực hiện; kiến nghị cụ thể các vướng mắc cần tháo gỡ.

Đặc biệt, trong năm 2023, Vụ Đầu tư đã phối hợp cùng Kho bạc Nhà nước tổ chức tọa đàm tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam với hơn 1.000 lượt cán bộ quản lý đầu tư của trung ương, địa phương để phổ biến thống nhất và giải đáp các vướng mắc trong quản lý giải ngân vốn ĐTC...

Công tác quản lý, điều hành vốn đầu tư công đã được thực hiện chủ động, trách nhiệm
Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ảnh: Đức Minh

Đánh giá chung về công tác quản lý điều hành vốn ĐTC trong năm 2023, ông Lê Tuấn Anh cho biết, công tác quản lý, điều hành đã được thực hiện chủ động, trách nhiệm, kịp thời, có hiệu quả đối với quản lý giải ngân của ngành tài chính. Qua đó, đã tổng hợp phản ánh và giải quyết cũng như kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN.

Tiếp tục quản lý điều hành vốn đầu tư công hiệu quả

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư cho biết, dự báo năm 2024 sẽ còn nhiều khó khăn khi nền kinh tế tiếp tục chịu tác động tiêu cực kép từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong, vừa phải kiểm soát lạm phát, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Về góc độ đầu tư, nhiệm vụ càng nặng nề hơn khi phải phát huy hiệu quả của nguồn vốn trong xã hội để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, Vụ trưởng Vụ Đầu tư mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, phối hợp tích cực hơn nữa của các đơn vị có liên quan để Vụ Đầu tư hoàn thành tốt các nhiệm vụ

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Đầu tư cũng cho biết, để phát huy thế mạnh của đầu tư công, nhất là công tác giải ngân để đưa nguồn vốn vào trong xã hội, với chức năng và nhiệm vụ được giao, Vụ Đầu tư đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2024.

Cụ thể, sẽ tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương về việc phân bổ, nhập dự toán và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2024 đảm bảo thực hiện phân bổ và giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSNN ngay sau khi được TTCP giao kế hoạch, tuân thủ các nguyên tắc thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định của Luật ĐTC, Nghị quyết của Quốc hội.

Thực hiện kiểm tra phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 của các bộ, ngành trung ương và có ý kiến về việc phân bổ kế hoạch vốn của địa phương theo quy định tại Nghị định 99/2021/NĐ-CP

Tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung quy định về thanh toán, quyết toán. Thực hiện việc kiểm tra phân bổ vốn đầu tư nguồn NSNN theo quy định của Luật NSNN và Nghị định số 99/2021/NĐ-CP (bao gồm vốn giao đầu năm, vốn kéo dài); thực hiện phê duyệt dự toán trên hệ thống Tabmis để đảm bảo Kho bạc Nhà nước đủ cơ sở kiểm soát chi vốn đầu tư nguồn NSNN cho các dự án.

Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê, cập nhật kịp thời tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC năm 2024, tổng hợp các vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch vốn để kịp thời tham mưu xử lý trong phạm vi thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân./.

Hạnh Thảo

Tin cùng chuyên mục

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 14,15 tỷ USD trong 8 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 14,15 tỷ USD trong 8 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 8 tháng ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt hơn 1.335 nghìn tỷ đồng

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt hơn 1.335 nghìn tỷ đồng

Thông tin mới phát đi, Bộ Tài chính cho biết, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 17,8% so cùng kỳ năm 2023.
8 tháng, giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp hơn cùng kỳ

8 tháng, giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp hơn cùng kỳ

Dự kiến hết tháng 8, cả nước giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 được 274.501 tỷ đồng, đạt 37,01% kế hoạch; đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. So với cùng kỳ năm 2023, tỷ lệ giải ngân đang thấp hơn 2%.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% năm 2024

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% năm 2024

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo với chủ đề "Vươn tới tầm cao mới". Sự kiện có sự tham gia của ông Andrea Coppola - Chuyên gia Kinh tế trưởng kiêm Quản lý chương trình của WB tại Việt Nam, Cambodia và Lào, cùng với bà Dorsati Madani - Chuyên gia Kinh tế cấp cao, ông Ketut Kusuma - Chuyên gia cấp cao về khu vực tài chính và ông Sebastian Eckardt - Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương.

Tin khác

Luật Đầu tư công: Sửa đổi nhiều nội dung quan trọng, sát thực tế

Luật Đầu tư công: Sửa đổi nhiều nội dung quan trọng, sát thực tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ báo cáo đề nghị xây dựng dự án Luật Đầu tư công sửa đổi. Dự kiến sẽ có nhiều nội dung mới quan trọng như cho phép sử dụng chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án; cho phép tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập với tất cả các nhóm dự án; nâng quy mô vốn đầu tư công với dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên…
Tính đến 15/8/2024, Việt Nam xuất siêu gần 15,5 tỷ USD

Tính đến 15/8/2024, Việt Nam xuất siêu gần 15,5 tỷ USD

Tính đến 15/8/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đã đạt 473,33 tỷ USD. Nước ta đã xuất siêu 15,49 tỷ USD.
Hoa Kỳ nhập khẩu 66,4 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhập khẩu 66,4 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 7 tháng năm 2024 đạt 227,49 tỷ USD. Trong nhóm các thị trường xuất khẩu chính, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu.
Sửa luật để gỡ vướng cho đầu tư công

Sửa luật để gỡ vướng cho đầu tư công

Tại buổi làm việc với các thành viên ban soạn thảo của 2 dự án luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư vào chiều ngày 20/8, Bộ trưởng bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: "Làm luật lần này chúng ta coi như một cuộc cách mạng thật sự, đổi mới và cải cách về thể chế. Chúng ta cần thay đổi tư duy, thay đổi tầm nhìn, thay đổi phương thức quản lý, quản trị quốc gia”.
Dự kiến mức thu lệ phí khi cấp, đổi lại thẻ căn cước

Dự kiến mức thu lệ phí khi cấp, đổi lại thẻ căn cước

Dự kiến mức thu lệ phí khi công dân cấp đổi từ căn cước công dân sang thẻ căn cước là 30.000 đồng/thẻ căn cước.
Trung Quốc cấp C/O theo phiên bản mới từ 1/9/2024

Trung Quốc cấp C/O theo phiên bản mới từ 1/9/2024

Hệ thống cấp C/O của Hội đồng xúc tiến thương mại Trung Quốc (CCPIT) sẽ thay đổi từ ngày 1/9/2024.
7 tháng, xuất nhập khẩu của cả nước đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2%

7 tháng, xuất nhập khẩu của cả nước đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2%

Số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều 15/8 cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước 7 tháng năm 2024 đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2%.
Tháng 7/2024, số lượng ô tô nguyên chiếc đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tăng 8,5%

Tháng 7/2024, số lượng ô tô nguyên chiếc đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tăng 8,5%

Ngày 15/8, Tổng cục Hải quan cho biết, chỉ tính trong tháng 7/2024, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tăng 8,5% (tương ứng tăng 1.343 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.
Yêu cầu tăng cường công tác quản lý tiền công đức

Yêu cầu tăng cường công tác quản lý tiền công đức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc.
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, tiền nằm chờ giải ngân

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động