TP. Hồ Chí Minh sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp Nhà nước

Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa với mục tiêu hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp 10 doanh nghiệp trực thuộc trước năm 2026.

Liên quan đến công tác cổ phần hóa, UBND TP. Hồ Chí Minh mới đây đã ban hành Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh ngiệp có vốn nhà nước trực thuộc đến hết năm 2025. Theo kế hoạch này, UBND TP. Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu quyết liệt thực hiện cổ phần hóa và đảm bảo đến hết năm 2025 hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp đối với 10 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc, theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

TP. Hồ Chí Minh: Sắp cổ phần hóa thêm 10 doanh nghiệp nhà nước
Theo kế hoạch, thành phố sẽ thoái vốn tại Tổng công ty Thương mại Sài Gòn và nắm giữ khoảng 65% vốn điều lệ. Ảnh tư liệu minh họa.

Trong đó, nhà nước sẽ nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên đối với Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV); trên 50 đến dưới 65% vốn điều lệ với 8 doanh nghiệp, gồm: Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV; Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn; Tổng công ty Bến Thành – TNHH MTV; Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH MTV; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV; Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn – TNHH MTV; Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn – TNHH MTV; Công ty TNHH MTV 27/7 TP. Hồ Chí Minh.

Riêng Tổng công ty Công nghiệp in bao bì Liksin – TNHH MTV, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống; còn Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV sẽ thực hiện sắp xếp theo quy định pháp luật về sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp.

Sau năm 2025, địa phương sẽ nghiên cứu sắp xếp lại toàn bộ doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn theo các nhóm ngành động lực quan trọng trong cơ cấu kinh tế; đồng thời, hình thành những tập đoàn có đầy đủ tiềm lực, đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ thông minh tạo sự đột phá, sức lan tỏa cao, góp phần chính trong tạo lập, định hướng, dẫn dắt thị trường, đóng vai trò, thành phần trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội…

UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu việc sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, thực chất và hiệu quả; tập trung vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, chính quyền thành phố xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ công tác cơ cấu lại, cổ phần hóa…

Đỗ Doãn

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới giúp gỡ khó cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội

Quy định mới giúp gỡ khó cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội

Theo nhận định của các chuyên gia, những quy định mới về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở 2023 và những hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 100/2024/N-CP đã thể hiện sự thông thoáng. Nhờ đó, nhiều vướng mắc gây khó khăn cho quá trình triển khai sẽ được tháo gỡ và tạo động lực để phân khúc nhà ở xã hội phát triển.
Bộ Nội vụ nghiên cứu bảng lương và phụ cấp mới trình Trung ương sau năm 2026

Bộ Nội vụ nghiên cứu bảng lương và phụ cấp mới trình Trung ương sau năm 2026

Bộ Nội vụ cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất việc thực hiện các bảng lương và các chế độ phụ cấp mới của khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (về cải cách chính sách tiền lương) cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.
TP. Hồ Chí Minh sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp Nhà nước

TP. Hồ Chí Minh sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp Nhà nước

Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa với mục tiêu hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp 10 doanh nghiệp trực thuộc trước năm 2026.

Tin khác

Quy định mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất

Quy định mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất

Chính phủ ban hành Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trong đó nêu rõ quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Cần Thơ trong 6 tháng cuối năm

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Cần Thơ trong 6 tháng cuối năm

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm, trong 6 tháng cuối năm, TP. Cần Thơ đang tiếp tục đưa ra các kế hoạch để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, trọng tâm là 3 động lực “đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu”.
CPI tháng 7 tăng 4,36% so với cùng kỳ

CPI tháng 7 tăng 4,36% so với cùng kỳ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%.
Gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu từ việc tăng năng lực nội tại

Gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu từ việc tăng năng lực nội tại

Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào Việt Nam. Trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, họ đều mong muốn liên kết, hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước để tận dụng nguồn lực. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần lời giải cho bài toán phát triển sản xuất, kinh doanh của khối doanh nghiệp này.
Sẽ có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời từ nay đến cuối năm

Sẽ có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời từ nay đến cuối năm

Tại Hội thảo “Tìm cơ hội đầu tư nửa cuối năm” do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, các chuyên gia kinh tế nhận định, mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những khởi sắc, môi trường chính trị ổn định, cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện.... Đây chính là cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nửa cuối năm 2024 và những năm tiếp sau.
Nhiều khả năng Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Nhiều khả năng Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Kinh tế Việt Nam khép lại quý II/2024 bằng một bất ngờ lớn khi tăng trưởng GDP đạt 6,9%, vượt ngưỡng kịch bản cao cũng như kỳ vọng của thị trường. Nếu đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay, nhiều khả năng sẽ đưa Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho các quốc gia khác trong khu vực trong hai năm vừa qua.
Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và du lịch - thương mại sẽ là 3 động lực phát triển kinh tế tại Hải Phòng

Công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và du lịch - thương mại sẽ là 3 động lực phát triển kinh tế tại Hải Phòng

TP. Hải Phòng tập trung xác định thu hút đầu tư dựa trên ba trụ cột kinh tế, đó là công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và du lịch - thương mại. Trong đó, lĩnh vực cảng biển - logistics được ưu tiên hàng đầu.
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Xem thêm
Phiên bản di động