TP. Hồ Chí Minh sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp Nhà nước
Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa với mục tiêu hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp 10 doanh nghiệp trực thuộc trước năm 2026.
Đề xuất cho doanh nghiệp nhà nước được thoái vốn tại các doanh nghiệp bị lỗ
Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi quy định về tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo hướng xây dựng cơ sở pháp lý để doanh nghiệp này triển khai thoái vốn tại các doanh nghiệp khác bị lỗ hoặc có lỗ lũy kế.
Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 23/2023/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước mong có được cơ chế như doanh nghiệp tư nhân
Theo ông Nguyễn Hồng Long, doanh nghiệp nhà nước có rất nhiều tầng lớp kiểm soát, phải xin ý kiến nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. “Doanh nghiệp nhà nước mơ được như cơ chế của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân thì mơ được tiếp cận nguồn lực như doanh nghiệp nhà nước”.
Cần khai thác tối đa ưu điểm của cơ chế giám sát chéo trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp
TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương cho biết, để phát triển đội ngũ doanh nghiệp đông và mạnh cần phải quan tâm cải cách môi trường kinh doanh. Trong đó, việc quản lý nhà nước cũng phải có cái nhìn mới, đặc biệt tận dụng tối đa cơ chế giám sát chéo trong nền kinh tế thị trường.
"Tối nhiều hơn sáng", làm gì để doanh nghiệp nhà nước trở lại vai trò dẫn dắt?
Doanh nghiệp nhà nước được xác định giữ vai trò dẫn dắt trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bức tranh về doanh nghiệp nhà nước hiện nay được nhận xét tối nhiều hơn sáng, buồn nhiều hơn vui. Việc bắt tay triển khai Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cũng như nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dự kiến được Chính phủ ban hành tới đây, được kỳ vọng sẽ làm tươi sáng lại bức tranh về doanh nghiệp nhà nước.
Thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đạt ít nhất 248.000 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”. Đề án đã xác định một số chỉ tiêu chủ yếu với doanh nghiệp nhà nước đến năm 2025, trong đó có đảm bảo nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước ít nhất 248.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Sửa quy định về phân loại doanh nghiệp nhà nước
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77, sửa đổi quy định về phân loại doanh nghiệp để thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp được cơ quan đại diện chủ sở hữu nêu cụ thể trong quyết định giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho từng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cổ phần hóa phải chủ động xử lý những tồn tại về tài chính
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
Phải báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất khi cổ phần hóa
Từ ngày 26/8 tới đây, doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp gửi cơ quan chủ quản phê duyệt.
Trước Sau