Cần khai thác tối đa ưu điểm của cơ chế giám sát chéo trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp

TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương cho biết, để phát triển đội ngũ doanh nghiệp đông và mạnh cần phải quan tâm cải cách môi trường kinh doanh. Trong đó, việc quản lý nhà nước cũng phải có cái nhìn mới, đặc biệt tận dụng tối đa cơ chế giám sát chéo trong nền kinh tế thị trường.

PV: Mục tiêu đạt 1,5 triệu doanh nghiệp đến năm 2025 có vẻ đang là nhiệm vụ khá khó khăn, ông có nghĩ như vậy không?

Quản lý nhà nước về doanh nghiệp: Cần khai thác tối đa ưu điểm của cơ chế giám sát chéo
TS. Nguyễn Đình Cung

TS. Nguyễn Đình Cung: Mục tiêu đặt ra là rất tốt, rất phù hợp vì nền kinh tế nếu có càng nhiều doanh nghiệp sẽ càng có nhiều động lực phát triển, đóng góp tốt cho tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta cần có giải pháp hợp lý vì nếu không rất có thể đặt ra mục tiêu nhưng không đạt được. Trước đó, thời kỳ năm 2016, chúng ta đã đặt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 nhưng đã không đạt mục tiêu.

PV: Đất nước vừa phải trải qua 2 năm Covid-19 nên đó có thể là yếu tố khách quan làm việc phát triển số lượng doanh nghiệp bị chậm lại không, thưa ông?

TS. Nguyễn Đình Cung: 2 năm Covid-19 có thể cũng là một yếu tố và ảnh hưởng của nó như thế nào sẽ cần có sự đánh giá cụ thể mới đo lường chính xác được. Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng vẫn có những vấn đề khác ngoài nguyên nhân đó mà chúng ta cần phải khắc phục thì mới đạt được những mục tiêu kỳ vọng.

PV: Vậy theo ông, giải pháp cần đặt ra là gì để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp?

TS. Nguyễn Đình Cung: Đây là một vấn đề lớn và chúng ta cần phải xây dựng một đề án chi tiết, trên cơ sở tư duy tiếp cận vấn đề cần phải rõ ràng; cần phải có sự vào cuộc của các cấp từ trung ương cho đến từng ngành, từng địa phương.

Trong đó, tôi cho rằng, việc phát triển doanh nghiệp không chỉ là tăng thêm các doanh nghiệp mới thành lập mà còn nên quan tâm tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp đã thành lập ở lại với thị trường. Bởi lẽ, doanh nghiệp mới nếu thành lập nhiều, nhưng doanh nghiệp cũ rút khỏi thị trường cũng nhiều thì số lượng doanh nghiệp tăng thêm không thể nhanh được.

Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương. Đồ họa: Văn Chung

PV: Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, ngoài số lượng doanh nghiệp thì nên quan tâm đến chất lượng doanh nghiệp và thậm chí chất lượng có thể còn quan trọng hơn số lượng?

TS. Nguyễn Đình Cung: Trước mắt thì cứ lo về số lượng đã và như tôi nói ở trên, việc lo về số lượng cần quan tâm đến việc doanh nghiệp họ ở lại thị trường nữa chứ không chỉ quan tâm đến việc thành lập mới.

Theo đó, doanh nghiệp nếu họ ở lại thị trường được càng lâu thì đó chính là chất lượng tốt và chính bản thân từng doanh nghiệp hơn ai khác sẽ là người phải quan tâm đến chất lượng của họ. Vai trò của Nhà nước trước hết là cần tạo ra một môi trường kinh doanh tốt cho họ, một cơ chế tốt để họ tồn tại và phát triển lành mạnh.

PV: Có thể không phải phổ biến, nhưng vẫn có người dân tâm lý ngại kinh doanh, không muốn mở doanh nghiệp do ngại các thủ tục hành chính và ngại “va chạm” với đại diện các cơ quan công quyền. Điều này nên nhìn nhận như thế nào?

TS. Nguyễn Đình Cung: Có nhiều vấn đề xuất phát từ văn hóa, nhận thức và cần phải có sự thay đổi trong tư duy cả từ bộ máy nhà nước lẫn trong tư duy nhận thức của người dân. Trong quản lý nhà nước, vẫn còn có nhiều thủ tục hành chính rườm rà nên cần phải tiếp tục loại bỏ bớt.

PV: Vậy nếu bỏ các thủ tục đi thì việc quản lý doanh nghiệp sẽ phải làm như thế nào?

TS. Nguyễn Đình Cung: Chúng ta cũng nên cởi bỏ tư duy rằng, việc gì Nhà nước cũng phải quản lý. Trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp họ không phải hoạt động đơn độc mà hoạt động trong một mạng lưới các mối quan hệ: khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư, người lao động… Tất cả những mối quan hệ đó đều có ràng buộc và chịu cơ chế giám sát chéo lẫn nhau.

Theo đó, chúng ta khi vẫn tồn tại tư duy việc gì Nhà nước cũng quản lý, thì đổ lỗi cho Nhà nước. Cổ đông, nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khi có lãi thì không kêu ca. Họ chỉ kêu khi có vấn đề hoặc rủi ro xảy ra. Mặc dù trên thực chất, cổ đông sẽ chính là đối tượng có quyền hạn và trách nhiệm giám sát các doanh nghiệp mà họ đầu tư.

Nói như vậy không nghĩa là Nhà nước bỏ mặc không làm gì, mà vai trò Nhà nước vẫn tồn tại, nhưng theo phương thức khác, đó là tận dụng tối đa cơ chế giám sát chéo trong nội tại các mối quan hệ của nền kinh tế. Thông thường trong các quan hệ dân sự, Nhà nước thường chỉ tham gia khi có tranh chấp xảy ra mà các bên không tự giải quyết được, chứ Nhà nước không thể đủ nguồn lực để giám sát hết mọi việc (theo cách tư duy cũ).

PV: Hiện nay, nhiều hộ kinh doanh vẫn có xu hướng tồn tại mãi theo hình thức hộ kinh doanh. Việc hướng cho hộ kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp liệu có phải là một giải pháp giúp phần nào tăng số lượng doanh nghiệp hay không?

TS. Nguyễn Đình Cung: Người dân họ có quyền tự chủ hình thức kinh doanh phù hợp theo nguyện vọng của họ chứ cũng không thể thúc ép họ phải chuyển đổi. Vừa qua, một số chính sách cũng đưa ra điều kiện phải có đăng ký kinh doanh mới được hưởng chính sách thì đó cũng chỉ là vấn đề thủ tục, cá nhân hộ gia đình có thể vẫn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh và thủ tục này cũng rất đơn giản dễ dàng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàng Long

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Tin khác

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Xem thêm
Phiên bản di động