Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dụng của nghị định

Tại công văn, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến theo quy định nội dung của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, đảm bảo các đối tượng chịu sự tác động của Nghị định nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời nội dung Nghị định và các văn bản hướng dẫn (nếu có).

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công
Ảnh minh họa.

Về thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Nghị định số 114/2024/NĐ-CP, Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo rà soát, xây dựng, báo cáo bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công (TSC), gồm: mua sắm TSC, mua sắm vật tiêu hao; thuê tài sản; khai thác TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; thẩm quyền quyết định giá trị của tài sản gắn liền với đất khi bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước.

Trong thời gian bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh chưa ban hành quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý, khai thác TSC theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền quyết định được thực hiện theo phân cấp đã được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh ban hành đúng theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có hoạt động khai thác tài sản công theo quy định tại khoản 7, khoản 37 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP trước ngày 30/10/2024 mà không có Đề án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thực hiện rà soát, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc khai thác tài sản bảo đảm phù hợp với quy định tại Nghị định số 114/2024/NĐ-CP trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày 30/10/2024. Hết thời hạn nêu trên mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì phải chấm dứt việc khai thác TSC.

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước để rà soát báo cáo bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy định các tài sản được sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ (nếu cần thiết).

Mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công
Ảnh minh họa

Về vấn đề mua sắm tập trung, Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo rà soát, báo cáo bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ cho đơn vị thuộc bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh làm đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, tỉnh để thực hiện: Mua sắm tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 69/2024/NĐ-CP ngày 1/10/2024; mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

Chỉ đạo rà soát, báo cáo bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục mua sắp tập trung của bộ, cơ quan trung ương, tỉnh) phù hợp với tiêu chuẩn, định mức và nhu cầu sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Chỉ đạo rà soát, báo cáo bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND tỉnh, thành phố ban hành quy định thời hạn tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung (hoàn thành trong năm 2024) để cơ quan, tổ chức, đơn vị đăng ký nhu cầu mua sắm tài sản, gửi cơ quan quản lý cấp trên (đầu mối đăng ký mua sắm tập trung), đầu mối đăng ký mua sắm tập trung tổng hợp, gửi nhu cầu mua sắm tài sản tới đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh làm cơ sở tổ chức thực hiện việc mua sắm tập trung đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia từ năm 2025.

Việc mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Đấu thầu năm 2023. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong việc xác định điều kiện để áp dụng mua sắm tập trung thì đề nghị có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn, giải đáp theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 5 Điều 12 Nghị định số 152/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện việc phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hoặc mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng (không phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, Sở Tài chính trước khi cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt), bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC; cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hoặc mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự chịu trách nhiệm rà soát, bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành./.

Bích Thủy

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025, TP. Hà Nội có thay đổi đột biến về nhu cầu vốn khi triển khai nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, việc thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2025 là cần thiết để thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.

Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động