Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe phục vụ lễ tân nhà nước

Bộ Tài chính nhận được Công văn số 4929/BNG-QTTV ngày 16/9/2024 của Bộ Ngoại giao xin ý kiến dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước (Quy chế). Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có ý kiến tham gia cụ thể.

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 26/9/2023 của Chính phủ, Bộ Ngoại giao ban hành quy chế sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan. Vì vậy, việc Bộ Ngoại giao xây dựng dự thảo quy chế kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan là phù hợp với quy định.

Bổ sung thêm quy định việc quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước
Bổ sung thêm quy định cho việc quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước. Ảnh TL minh họa

Về đối tượng sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, tại Điều 18 Nghị định số 72/2023/NĐ-CP quy định đối tượng sử dụng các nhóm xe như sau:

Xe phục vụ Nguyên thủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Đại sứ nước ngoài trình Quốc thư (nhóm 1).

Xe phục vụ Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao hoặc tương đương, phu nhân hoặc phu quân của Nguyên thủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (nhóm 2).

Xe phục vụ các Bộ trưởng khác, Đoàn viên Đoàn cấp cao, Đoàn viên các Đoàn cấp Phó Nguyên thủ Quốc gia, thành viên Hoàng gia (Hoàng tử, Thái tử, Công chúa…), Chủ tịch Đảng cầm quyền, các Đoàn khách mời mang tính chất Nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và phục vụ cán bộ Việt Nam tham gia đón đoàn (nhóm 3).

Xe chở hành lý cho các Đoàn khách quốc tế đến thăm chính thức nước ta và các Đoàn cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đi thăm các nước (nhóm 4).

Vì vậy, đề nghị Bộ Ngoại giao bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe theo quy định này.

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định: Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 72/2023/NĐ-CP đã quy định cụ thể tiêu chuẩn sử dụng các nhóm xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và việc sử dụng này phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức. Vì vậy, đề nghị bỏ quy định trường hợp các đoàn khách do yêu cầu đặc biệt về đối ngoại, cần sử dụng loại xe vượt tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 quy chế này thì Cục Lễ tân Nhà nước báo cáo bằng văn bản để lãnh đạo Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Căn cứ theo từng chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị để giao xe

Bổ sung thêm quy định việc quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước
Ảnh TL minh họa

Về đối tượng được giao quản lý xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, tại khoản 2 Điều 3 dự thảo Quy chế quy định: Các đơn vị được giao xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Tuy nhiên, tại Điều 5 dự thảo Quy chế chỉ quy định xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước được trang bị tổng số 62 xe các loại và phân bổ thành 2 đội để phục vụ.

Cụ thể, đội xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước tại Hà Nội có 44 xe ô tô các loại; đội xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh có 18 xe ô tô các loại mà chưa thể hiện cụ thể là đơn vị nào được giao quản lý xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Ngoại giao căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị để quy định cụ thể về đơn vị được giao quản lý xe để có căn cứ thực hiện.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị quy định cụ thể đơn vị được giao quản lý xe có nghĩa vụ lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài sản; bảo vệ tài sản; kế toán, kiểm kê, kiểm tra tài sản; báo cáo tài sản công và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan. Việc bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan. Trên cơ sở đó, Bộ Ngoại giao cần rà soát hoàn thiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7, Điều 8 dự thảo Quy chế cho phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đưa ra ý kiến về quyền và nghĩa vụ của từng đơn vị có liên quan trong bố trí sử dụng xe ô tô khi phục vụ lễ tân nhà nước. Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, tại Điều 2 dự thảo Quy chế quy định đối tượng áp dụng gồm: Văn phòng Bộ Ngoại giao, Cục Lễ tân Nhà nước, Trung tâm Vận tải đối ngoại V75, Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị, cá nhân khác có liên quan; tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 7 có quy định trách nhiệm của Cục Quản trị tài vụ. Tuy nhiên, chưa quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng đơn vị (đơn vị được giao quản lý xe, đơn vị phối hợp thực hiện) khi thực hiện lễ tân nhà nước. Vì vậy, đề nghị quy định cụ thể quy trình bố trí sử dụng xe (từ chuẩn bị phục vụ, phục vụ, kết thúc phục vụ); trên cơ sở đó quy định quyền, trách nhiệm trong từng khâu của đơn vị được giao quản lý xe, đơn vị phối hợp thực hiện.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Ngoại giao quy định quyền, nghĩa vụ từng cá nhân có liên quan đến quản lý, sử dụng xe ô tô lễ tân nhà nước; việc xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm Quy chế; đồng thời, đề nghị Bộ Ngoại giao thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 144/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính đó là: Quy chế phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trước khi ban hành; sau khi ban hành phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị./.

Trần Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.

Tin khác

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động