TP.Hồ Chí Minh: Hiệu quả "kép" từ việc chủ động bình ổn thị trường

Sau thời điểm tăng lương ngày 1/7/2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tình hình giá cả vẫn cơ bản ổn định, không có sự đột biến. Nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dồi dào, đa dạng chủng loại, không khan hiếm.
TP.Hồ Chí Minh: Hiệu quả "kép" từ việc chủ động bình ổn thị trường
Ảnh: TL

Giá cả cơ bản ổn định

Thực tế đã cho thấy, tăng giá hàng hóa khi lương tăng là một tiền lệ xấu, khi không ít người tự cho mình quyền tăng giá bán, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, nhất là trong bối cảnh kinh tế - xã hội vừa phục hồi sau đại dịch Covid-19 lại tiếp tục đối mặt với khó khăn chung của kinh tế thế giới khi lạm phát tăng cao, doanh nghiệp thiếu đơn hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực ở chiều ngược lại, theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Tiến Đạt, những ngày qua, phản ánh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tình hình giá cả vẫn cơ bản ổn định, không có sự đột biến. Nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dồi dào, đa dạng chủng loại, không khan hiếm.

Tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoạt động bình thường, có niêm yết giá hàng hóa, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý thị trường thành phố, hiện tại trên địa bàn chưa phát hiện tình trạng găm hàng, đầu cơ nâng giá các mặt hàng thiết yếu.

Theo phản ánh của người dân, một số loại hàng thực phẩm truyền thống như thịt, trứng, rau củ quả… và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tại các khu dân sinh có mức tăng nhưng không đáng kể so với tháng 6/2023.

Theo đánh giá của các chuyên gia, mức tăng trên là do xu thế chung của thị trường và theo quy luật hàng năm khi bước vào mùa mưa ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân.

Đặc biệt, riêng với TP. Hồ Chí Minh, các nhà quản lý và các chuyên gia cho rằng, tình hình giá cả cơ bản ổn định thời điểm này là do hiệu quả “kép” của chương trình bình ổn thị trường do thành phố này đã chủ động triển khai trước đó.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện tại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang diễn ra chương trình khuyến mại tập trung năm 2023 và kéo dài đến hết ngày 15/9/2023. Chương trình có sự tham gia của khoảng 3.000 doanh nghiệp, trên 7.000 hoạt động khuyến mãi, với đa dạng hình thức kích cầu tiêu dùng.

Thông qua chương trình này, hầu hết các doanh nghiệp đồng loạt đưa sản phẩm ra thị trường với giá ưu đãi đã tạo làn sóng lan tỏa trên thị trường, hạn chế được tình trạng "tăng giá theo lương."

Một yếu tố tác động tích cực cùng thời điểm dành cho người dân và doanh nghiệp, từ ngày 1/7 đến 31/12/2023, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%, từ mức 10% xuống còn 8% của Chính phủ chính thức được áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong thời điểm kinh tế khó khăn, chính sách mới được xem là sự chia sẻ lớn với người dân và doanh nghiệp.

Việc điều chỉnh chính sách này còn góp phần giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, giảm giá bán và giảm chi phí người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hằng ngày. Ghi nhận ngay trong những ngày đầu tháng 7/2023, khi đến các siêu thị mua sắm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nhiều người dân rất phấn khởi vì bên cạnh các chương trình khuyến mãi hàng hóa phong phú, các hóa đơn thanh toán đã được giảm thuế VAT 2%.

Kiểm soát thị trường

Những tháng đầu năm 2023, trước tình hình sức mua thị trường yếu, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai hàng loạt hoạt động bình ổn giá để kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động bán lẻ, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ðiều này góp phần ngăn chặn "làn sóng" tăng giá khi lương tăng và làm vơi bớt phần nào nỗi lo cho người dân.

Về phần mình, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 thành phố, thời gian qua, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã chủ động lên phương án tăng cường một số giải pháp phối hợp, tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, với chức năng nhiệm vụ được giao, đơn vị đã và đang tiếp tục phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị chức năng trên địa bàn các quận, huyện tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát về giá đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng.

Theo đó, Cục Quản lý thị trường thành phố tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng chức năng, TP. Thủ Đức và các quận,huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định pháp luật đối với hành vi: đầu cơ, găm hàng, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng không có nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa vi phạm về quy định ghi nhãn, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm...

Ngoài ra, phân công kiểm soát viên thường xuyên theo dõi trên các mạng xã hội zalo, facebook, Instagram, viber... nắm tình hình địa bàn quản lý, phối hợp công tác thẩm tra xác minh nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý kịp thời theo quy định./.

Gia Cư

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 198,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch), có hiệu lực từ 25/4/2024.
Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Để hỗ trợ cung ứng nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành da giày Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu.
Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.

Tin khác

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp được nêu rõ tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đây là bài toán khó về kinh tế, bởi phát triển điện mặt trời mái nhà bên cạnh lợi ích cũng đặt ra nhiều thách thức.
Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, góp phần nối thông cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An, cũng như minh chứng hiệu quả chủ trương xã hội hoá đầu tư cao tốc để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông…
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động