Nguồn cải cách tiền lương chưa dùng hết sẽ được sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí

Bộ Tài chính cho biết, tới đây đơn vị sẽ tiếp tục rà soát, thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí.

Số dư cải cách tiền lương sẽ được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích

Theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương tại ngày 31/12/2021 trong báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 và tại ngày 31/12/2022 trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2022. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí.

Tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương trong năm 2023

Bộ Tài chính cho biết, tại Báo cáo số 241/BC-CP ngày 17/5/2023 của Chính phủ về quyết toán NSNN năm 2021, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành địa phương tại thời điểm 31/12/2021.

Theo đó, số dư cải cách tiền lương ngân sách trung ương là 54.517 tỷ đồng, trong đó số dư của các bộ, ngành là 81,7 tỷ đồng. Số dư cải cách tiền lương của các địa phương là 208.457 tỷ đồng.

Về nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương đến ngày 31/12/2022, để có cơ sở tổng hợp số liệu theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội, Bộ Tài chính đã có nhiều công văn gửi các bộ, ngành, địa phương, đôn đốc các địa phương gửi báo cáo về Bộ Tài chính.

Đến nay, có 61/63 địa phương gửi báo cáo, trên cơ sở báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, căn cứ chế độ, chính sách quy định về sử dụng nguồn cải cách tiền lương, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền về số dư nguồn cải cách tiền lương của các địa phương đảm bảo thời hạn quy định.

Về quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương; Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, hiện nay, Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng khung NSNN năm 2024, kế hoạch 3 năm 2024 - 2026. Trong đó, có đề xuất về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Trên cơ sở đó, sẽ dự kiến việc sử dụng nguồn này để thực hiện cải cách tiền lương (từ đó xác định số đã được trích lập, nhưng chưa sử dụng), Bộ Tài chính sẽ báo cáo khi trình các cấp thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Rà soát các khoản chi chuyển nguồn

Bộ Tài chính cũng đã có báo cáo Quốc hội về nhiệm vụ rà soát toàn bộ các khoản chi chuyển nguồn NSNN đến ngày 31/12/2021 để hủy bỏ, thu hồi về NSNN các khoản chuyển nguồn không có nhu cầu sử dụng, hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định.

Sử dụng hiệu quả, chặt chẽ nguồn cải cách tiền lương chưa dùng hết
Ảnh minh họa.

Theo Bộ Tài chính, tại Báo cáo số 241/BC-CP ngày 17/5/2023 của Chính phủ về quyết toán NSNN năm 2021, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội kết quả rà soát số chi chuyển nguồn NSNN từ năm 2020 sang năm 2021.

Theo đó, kinh phí chi đầu tư phát triển: Đối với ngân sách trung ương, số kế hoạch vốn hủy bỏ là 4.952,8 tỷ đồng, số nộp giảm tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi của các năm trước trong năm 2021 là 209,2 tỷ đồng.

Đối với ngân sách địa phương, theo quy định, không yêu cầu địa phương báo cáo chi tiết số kế hoạch vốn hủy bỏ của từng nguồn, số nộp giảm tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi của các năm trước. Vì vậy, Chính phủ chưa có cơ sở pháp lý để báo cáo quyết toán nội dung này.

Kinh phí chi thường xuyên, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật không quy định theo dõi chi tiết số chi thường xuyên từ dự toán năm trước được chuyển nguồn, số chi thường xuyên từ dự toán được giao trong năm.

Vì vậy, Chính phủ không có cơ sở pháp lý để báo cáo số hủy bỏ của dự toán năm trước chuyển và số nộp giảm tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi của các năm trước.

Trong thời gian tới, thực hiện nghị quyết Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương đến ngày 31/12/2022.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí./.

Anh Minh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động