Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương

Bộ Tài chính hướng dẫn, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương
Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương. Ảnh: TL

Cơ chế tạo nguồn thực hiện chế độ tiền lương năm 2024

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 76/2023/TT-BTC về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có hướng dẫn về thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024.

Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Các bộ, cơ quan trung ương thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo quy định; trong đó phạm vi, tỷ lệ trích số thu được để lại thực hiện theo quy định. Đồng thời, khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2024 so với dự toán năm 2023 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dành cho cải cách tiền lương.

Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2024.

UBND các cấp khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên nêu trên. Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương bao gồm: 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn …) được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý…) dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra từ việc tiết kiệm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài các khoản trên, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương còn bao gồm: Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang; 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024.

Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.

Dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm chi thường xuyên: Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí), thì sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.

Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ.

Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định). Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

Ngoài ra, thông tư nêu rõ, ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

Báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cho thấy, đến hết 2023, tổng quỹ dành cho cải cách tiền lương là 486.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 112.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 374.000 tỷ đồng. Nhưng để đảm bảo nguồn lực, lộ trình cải cách tiền lương tới 2030 cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tăng thu ngân sách bền vững.

Theo Bộ Tài chính, với dự kiến thu - chi ngân sách năm 2024, cùng với việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương và các nguồn của ngân sách địa phương, dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương bắt đầu từ ngày 1/7/2024.

Trong đó, Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng khoảng 19 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo kết luận của Trung ương; dành nguồn thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng được ngân sách đảm bảo; tăng chế độ ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội đảm bảo bù đắp một phần trượt giá và có tăng thêm...

Về phân bổ ngân sách 2024, lộ trình thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh phù hợp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.

Việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở trung ương thực hiện tới hết 30/6/2024, và từ 1/7/2024 thực hiện theo lộ trình cải cách tiền lương./.

Trần Thắng

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Tính đến ngày 14/6/2024, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân 2.351 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 15,5% kế hoạch vốn (15.130 tỷ đồng), dự kiến giải ngân đến hết 6 tháng đầu năm 2024 đạt 30,8%.
Xem thêm
Phiên bản di động