Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế trong nền kinh tế số tại SGATAR 52

Trong khuôn khổ Hội nghị SGATAR thường niên lần thứ 52, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng đại diện cho cơ quan Thuế Việt Nam đã có bài tham luận chia sẻ về công tác quản lý “Thuế gián thu trong nền kinh tế số”.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế

Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng cho biết, Việt Nam là nền kinh tế mở, mức độ phát triển lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ nhanh. Trong đó, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang trên đà phát triển mạnh mẽ với quy mô năm 2022 ước đạt trên 20 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2021 (khoảng 16 tỷ USD). Dự kiến quy mô nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam năm 2025 sẽ đạt 50 tỷ USD.

Để có cơ sở pháp lý thực hiện quản lý thuế đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài (NCCNN) không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản pháp luật để làm căn cứ thực hiện.

SGATAR 52 - Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế trong nền kinh tế số
Quang cảnh Hội nghị SGATAR thường niên lần thứ 52. Ảnh: TCT

Cụ thể, điểm 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38 ngày 13/6/2019 đã quy định: Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì NCCNN có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.

Trên cơ sở quy định nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.

Trong đó, mức thuế suất được xác định dựa theo từng loại hình dịch vụ mà NCCNN cung cấp tại Việt Nam (dao động từ 0,1%-10%, đối với loại hình cung cấp dịch vụ mức thuế suất là 5% đối với cả thuế GTGT và thuế TNDN). Đặc biệt, các NCCNN có thể thực hiện kê khai và nộp thuế bằng nhiều loại tiền khác nhau (bao gồm các tiền tệ lớn như: USD, EUR, GPB...).

Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng thông tin, đến nay đã có 68 NCCNN đăng ký, khai thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước Việt Nam. Các NCCNN này đến từ nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ; Hà Lan; Hàn Quốc; Singapore; Hong Kong; Ireland; Thụy Sĩ, Úc; Anh... Trong đó, các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, có hoạt động kinh doanh trên toàn cầu như: Amazon, Google, Meta, Microsoft, Tencent, Tiktok..., cũng đều đã đăng ký và kê khai, nộp thuế hàng triệu USD.

Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng chia sẻ thêm, trên cơ sở thực tế hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam và cơ sở pháp lý là Luật Quản lý thuế nêu trên, để kịp thời tổ chức quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, Tổng cục Thuế đã triển khai nắm bắt mô hình kinh doanh, đặc điểm hoạt động của mô hình này, từ đó xây dựng Cổng thông tin điện tử (TTĐT) dành cho NCCNN.

Theo đó, ngày 21/3/2022, Cổng TTĐT dành cho NCCNN đã chính thức được công bố và đi vào vận hành. Qua Cổng TTĐT, NCCNN có thể truy cập từ bất cứ đâu trên thế giới để thực hiện đăng ký thuế, điều chỉnh thông tin đăng ký thuế, kê khai, nộp tờ khai, điều chỉnh thông tin kê khai, hỗ trợ tra cứu hồ sơ, tra cứu tình trạng khoản nộp, nộp thuế.

Cổng TTĐT đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NCCNN chủ động thực hiện quyền đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tiếp, qua đó tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời đại kinh tế số.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu triển khai cũng đã phát sinh một số khó khăn như: Với đặc thù các NCCNN đều là các công ty đa quốc gia lớn, có trụ sở kinh doanh đặt ngoài Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong việc nắm bắt các quy định chính sách thuế của Việt Nam để thực hiện; về phía cơ quan thuế, do các NCCNN không hiện diện tại Việt Nam, cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc tiếp cận hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế hiểu và chấp hành đúng pháp luật thuế của Việt Nam.

Với những khó khăn, thách thức đặt ra như trên, Tổng cục Thuế Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm mục đích truyền tải thông tin đến các NCCNN biết và tuân thủ pháp luật thuế Việt Nam.

5 giải pháp trọng tâm quản lý thuế thương mại điện tử

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng cho biết, trong thời gian tới, một số giải pháp sẽ được cơ quan Thuế Việt Nam nghiên cứu đưa vào thực hiện gồm:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát để đôn đốc các NCCNN có phát sinh thu nhập tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế qua Cổng TTĐT bằng cách rà soát dữ liệu kê khai của các tổ chức trong nước khấu trừ, nộp thuế thay các NCCNN và phối hợp trao đổi thông tin thuế quốc tế với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới.

SGATAR 52 - Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế trong nền kinh tế số
Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng đã tham gia Phiên thảo luận của Trưởng đoàn và có các cuộc tiếp xúc xã giao với ông Kim Chang Ki - Tổng cục trưởng Cơ quan Thuế quốc gia Hàn Quốc và ông Cai Zili - Chánh Thanh tra Cơ quan Thuế quốc gia Trung Quốc (Chief Auditor). Ảnh: TCT

Thứ hai, thực hiện đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ với Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba, tiếp tục rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số; phù hợp với các thông lệ quốc tế để NCCNN tuân thủ đúng nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Việt Nam.

Thứ tư, cơ quan thuế Việt Nam cũng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán tiền cho các NCCNN định kỳ phải cung cấp dữ liệu thanh toán tiền vào tài khoản của các NCCNN để kịp thời phát hiện các giao dịch chưa thực hiện kê khai thuế của các NCCNN để áp dụng các biện pháp quản lý thuế chặt chẽ.

Thứ năm, cơ quan Thuế Việt Nam sẽ yêu cầu các NCCNN cung cấp thông tin giao dịch tại Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu đối với các NCCNN, từ đó xác định tính chính xác trong việc kê khai doanh thu của các NCCNN.

Cung cấp tài liệu song ngữ để NCCNN hiểu pháp luật thuế Việt Nam

Rà soát tất cả các NCCNN trên toàn thế giới có thu nhập phát sinh từ Việt Nam từ hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số; thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi thư ngỏ đến các NCCNN giới thiệu về Cổng TTĐT, những tiện ích, thuận lợi đối với các NCCNN khi thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế qua Cổng.

Đồng thời, cơ quan Thuế Việt Nam sẽ xây dựng tài liệu song ngữ để cung cấp thông tin đến NCCNN quy định về pháp luật thuế Việt Nam đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, theo đó NCCNN sẽ có đầy đủ thông tin về mức thuế, cách tính thuế đối với các NCCNN, từ đó đơn giản trong việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế về Việt Nam.

Cùng với đó, cơ quan Thuế Việt Nam cung cấp các kênh hỗ trợ trực tuyến để các NCCNN có thể kịp thời nhận được hỗ trợ khi gặp vướng mắc trong việc đăng ký, kê khai và nộp thuế thông qua Cổng TTĐT dành cho NCCNN trên toàn thế giới không giới hạn không gian địa lý.

Đồng thời, cơ quan Thuế Việt Nam thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp và trực tuyến với đại diện các NCCNN lớn, đại sứ quán nơi có NCCNN đóng trụ sở chính, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (EUROCharm, USABC, Amcham, Auscham, ...) để giải đáp thắc mắc và thông qua các tổ chức tư vấn thuế, kiểm toán quốc tế Big4 để kịp thời đồng hành, tư vấn cho NCCNN nắm bắt, thực hiện pháp luật thuế Việt Nam

T. Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.

Tin khác

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Xem thêm
Phiên bản di động