Việt Nam đã thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Việt Nam đã thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ảnh: Minh họa |
Ngày 22/12/2022, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong khu vực công” nhằm giới thiệu Thử nghiệm khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam.
Trong thập niên qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển một nền kinh tế hiện đại của khoa học công đại dựa tiên đổi mới sáng tạo và ứng dụng các tiến bộ nghệ.
Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố sáng 30/9 (giờ Hà Nội) cho thấy Việt Nam xếp vị trí 48/132 quốc gia, nền kinh và thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ quan.
Theo các nghiên cứu tại Diễn đàn Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo 2022 (Vietnam Venture Summit 2022), Việt Nam là một trong ba trụ cột chính của Tam giác vàng khởi nghiệp Đông Nam Á đối với đầu tư cho đổi mới sáng tạo nói chung và khởi nghiệp nói riêng. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Số lượng các thương vụ đầu tư ở các vòng gọi vốn giai đoạn sau đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, một lớn các công ty startups Việt Nam đang dần lớn mạnh, thu hút được nguồn lượng vốn lớn hơn qua các năm.
Theo NIC, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đạt được những kết quả tích cực trong thời gian vừa qua đặc biệt ở khu vực tư nhân. Tuy nhiên, để xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mang tính bền vững và đồng bộ thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự vào cuộc của khu vực công đến từng cán bộ, công chức, viên chức là một yếu tố then chốt để kiến tạo nên một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hiệu quả.
Việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công là mục tiêu chính của các Chính phủ. Xây dựng khả năng nhận dạng và đánh giá khả năng đổi mới sáng tạo trong khu vực công, đặc biệt là trong xây dựng chính sách, cung cấp dịch vụ là cần thiết để các chính sách và dịch vụ công hướng tới mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng tốt hơn và hiệu quả hơn.
Theo TS.Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc NIC, đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng khi các cách tiếp cận truyền thống không thể giải quyết các vấn đề phức tạp và nan giải mà xã hội phải đối mặt. Mộ số ngành như tài chính, giao thông, du lịch… đã đẩy mạnh chuyển đổi số.
Tuy vậy, nguồn nhân lực cho chuyển đổi số còn thiếu, đặc biệt trong khu vực công khi chất lượng về đào tạo không đồng đều, các cơ sở còn thiếu trang thiết bị, phương pháp đào tạo còn chưa đạt chuẩn quốc tế.
Khung thời gian xây dựng thử nghiệm Bộ chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam.
Khung thời gian xây dựng thử nghiệm Bộ chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam.
“Đặc biệt, nhận thức của công chức trong các đơn vị hành chính công còn hạn chế, nguồn thu nhập và mức lương của cán bộ công nhân viên còn thấp so với các nước có nền hành chính công được số hóa và tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn lớn, có thể dẫn tới vấn đề như tham nhũng, tiêu tốn ngân sách”, ông Hoài cho biết.
Vì vậy, sau quá trình nghiên cứu, tham vấn chuyên sâu dựa trên kinh nghiệm quốc tế và trong nước, nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc cần một khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công, NIC phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam xây dựng Thử nghiệm khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam.
Đề án nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Đổi mới sáng tạo vì người dân (CPII) thuộc Chương trình nghiên cứu Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), với sự tài trợ chính đến từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT).
Theo ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC, thử nghiệm khung tiêu chí đổi mới sáng tạo trong khu vực công được xây dựng nhằm cung cấp góc nhìn tổng quan trọng việc hình thành khái niệm và đo lường đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mực sáng tạo trong khu vực công. Đồng thời, việc thử nghiệm khung tiêu chí giúp các đơn vị trong khu vực công nhìn nhận rõ mức độ và động lực đổi mới sáng tạo của đơn vị mình.
“Trong tương lai, thử nghiệm khung tiêu chí đổi mới sáng tạo trong khu vực công được kì vọng sẽ là thước đo tin cậy để các đơn vị, tổ chức trong khu vực công tự đánh giá được năng lực đổi mới sáng tạo của mình, từ đó điều chỉnh và triển khai các giải pháp phù hợp dựa trên các khuyến nghị được xây dựng bởi chuyên gia của NIC”, ông Huy cho biết.