Đổi mới sáng tạo - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh

Đổi mới sáng tạo là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng sức cạnh tranh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rào cản để có thể nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), thời gian qua, bộ đã nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo; tìm kiếm, kết nối, tận dụng sự giúp đỡ, hợp tác của các quốc gia, tổ chức quốc tế.

Đổi mới sáng tạo - “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phát triển
Nhiều doanh nghiệp Việt đang đẩy mạnh đổi mới sáng tạo giúp tăng năng suất chất lượng. Ảnh: TL.

Các kênh hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động này ngày càng đa dạng, phong phú, như: thúc đẩy phát triển lực lượng doanh nghiệp KHCN; khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ, thu hút chuyên gia giỏi nước ngoài, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...

Đánh giá về đổi mới sáng tạo giúp tăng năng suất chất lượng trong doanh nghiệp, ông Nguyễn Tùng Lâm - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Năng suất Việt Nam cho biết, những năm vừa qua, năng suất lao động Việt Nam đã có sự gia tăng so với giai đoạn trước. KH&CN thể hiện rõ vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước khi năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên 45,7% giai đoạn 2016 - 2020.

Tăng cường xã hội hóa đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, bộ này đang thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia và tăng cường sự gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp để đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong sản xuất, kinh doanh; kết nối các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước, phát huy vai trò của các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, gắn kết với các địa phương thúc đẩy hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, Bộ KH&CN chú trọng thúc đẩy các giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo, nhất là từ doanh nghiệp.

Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50% năm 2020. Điều này khẳng định các doanh nghiệp Việt nhất thiết phải đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đây là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để thúc đẩy nâng cao năng suất, sử dụng "đòn bẩy" công nghệ mới tạo những cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp khi việc ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa các quá trình kinh doanh còn yếu ở hầu hết doanh nghiệp hiện nay.

Để giúp doanh nghiệp phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, theo ông Lâm, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo và thực tế cho thấy đây chính là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Đối với lĩnh vực năng suất chất lượng, mục tiêu đặt ra là công tác tiêu chuẩn hóa phải khích lệ được sự đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, trong từng cá nhân và từng nhóm, lĩnh vực sản xuất. Đặc biệt, tiêu chuẩn hóa trong các lĩnh vực mới như IoT, blockchain, thương mại số, thương mại điện tử, in 3D, sản xuất thông minh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động đổi mới sáng tạo.

Đưa sản phẩm công nghệ Việt đến người tiêu dùng

Chia sẻ về hành trình đổi mới sáng tạo đưa sản phẩm khoa học công nghệ ra thị trường, ông Nguyễn Đức Tài - CEO Công ty cổ phần Lumi Việt Nam, cho biết năm 2012, công ty ra đời nhưng đối mặt rất nhiều khó khăn. Cơ hội đến khi hãng Texas Instrument gửi một số linh kiện mẫu là chip xử lý cảm ứng điện dung và truyền thông không dây. Đây được xem là các linh kiện công nghệ mới ở thời điểm đó. Món quà từ đối tác mở ra nhiều ý tưởng cho công ty phát triển và là chất xúc tác để chiếc công tắc cảm ứng đầu tiên ra đời.

Sau ba năm nghiên cứu và phát triển, giải pháp smarthome của công ty ra mắt với các tính năng điều khiển các hệ thống chiếu sáng, rèm tự động, cổng tự động, an ninh giám sát... thông qua ứng dụng trên app hoặc trợ lý ảo, điều khiển bằng giọng nói. Để nền tảng nhà thông minh toàn diện hơn về hệ thống và tính năng, công ty hợp tác với các hãng Hogar Control, EFL (Ấn Độ) và một số doanh nghiệp trong nước, như Việt Tiệp, Pavana, CNC Tech...

Đổi mới sáng tạo - “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phát triển
Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp có nhiều nội dung, trong đó có đổi mới quản trị, đổi mới sản phẩm và đổi mới về quy trình công nghệ. Ảnh: TL.

Đến nay, Công ty cổ phần Lumi Việt Nam thiết kế và phát triển 65 kiểu dáng sản phẩm khác nhau. Hệ sinh thái smarthome toàn diện giúp giải quyết bài toán về năng lượng, thẩm mỹ, an ninh, đồng thời nâng cao trải nghiệm sống của người dùng Việt. Sau 11 năm phát triển, công ty cũng là thương hiệu smarthome Việt Nam đầu tiên xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, bao gồm Israel, Thái Lan, Ấn Độ, Lebanon.

Theo ông Tài, điều quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp hướng đến là truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thế hệ trẻ mê công nghệ. Những năm qua công ty đã hợp tác và tài trợ phòng thí nghiệm, chuyển giao toàn bộ giáo trình đào tạo IoT cho 12 trường đại học như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Đại học Sao Đỏ, Đại học Hồng Đức...

Ông Nguyễn Đoàn Kết - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông cho biết, nhờ áp dụng KHCN và đổi mới sáng tạo, công ty đã giữ được vị thế tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Đặc biệt, giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp vẫn tăng trưởng từ 15% đến18%, lợi nhuận tăng khoảng 17%.
Đ. Việt

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.
Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.

Tin khác

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo HĐND thành phố liên quan công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 6/1/2020 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 (Quyết định 02/2020). Theo đó, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15/10/2024.
Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Ngày 30/9, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 9 được công bố ngày 25/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Tính đến giữa tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh mới chỉ đạt gần 20% trên tổng số hơn 12.000 tỷ đồng vốn được giao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động