Hộ kinh doanh bán hàng trên sàn thương mại điện tử có phải xuất hóa đơn đầu vào, đầu ra không?
Ông Nguyễn Văn Thức – Chủ tịch HĐTV Công ty đại lý thuế - BCTC. |
Trả lời: Việc khai thuế, tính thuế đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh hiện này căn cứ vào Thông tư số 40/2021/TT-BTC, Thông tư số 100/2021/TT-BTC, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thuế khoán áp dụng trong trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức kinh doanh không có hạch toán kế toán, số sách... đầy đủ theo theo quy định, do đó khi áp dụng thuế khoán thì cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức kinh doanh đỡ vất vả hơn vì không phải làm nhiều thủ tục phức tạp.
Khi kinh doanh thì mọi cá nhân, doanh nghiệp đều phải chứng minh hàng hóa mình mua là hợp pháp, không buôn lậu, không trộm cắp mà có…, do đó việc mua hàng gì để bán bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp khi mình vận chuyển trên đường đi, lưu tại kho và khi có các cơ quan nhà nước kiểm tra (Quản lý thị trường kiểm tra khi vận chuyển trên đường và tại kho; thuế, công an kiểm tra khi quyết toán; hay có dấu hiệu rủi ro… thì cá nhân còn có để chứng minh hàng có nguồn gốc hợp pháp).
Khi áp dụng phương pháp khoán thì không phải xuất hóa đơn đầu ra khi bán hàng (trừ trường hợp người mua yêu cầu phải xuất, thì lên cơ quan thuế để mua hóa đơn, xuất cho người mua và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế theo từng lần phát sinh theo mẫu 01/CNKD của Thông tư số 40/2021/TT-BTC, chậm nhất ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có nhu cầu mua hóa đơn lẻ theo từng lần phát sinh).
Hàng tháng, quý, cuối năm không có báo cáo gì, thì cơ quan thuế sẽ thông báo cho bạn biết mức đóng thuế khoán năm sau là thế nào. Tuy nhiên, trường hợp bạn xác định được doanh thu thì bạn nộp tờ khai lên để cơ quan thuế có thêm căn cứ thông báo mức khoán cho năm sau./.