Việt Nam xuất siêu 2,92 tỷ USD hàng hóa trong tháng 1/2024

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2024 thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới đạt 64,1 tỷ USD, tăng 37% so với kết quả 46,5 tỷ USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023, mức tăng diễn ra ở cả chiều xuất và nhập khẩu. Việt Nam xuất siêu 2,92 tỷ USD hàng hóa trong tháng 1/2024.
Việt Nam xuất siêu 2,92 tỷ USD hàng hóa trong tháng 1/2024
7 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong tháng 1/2024. Ảnh: TL

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2024 ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngoại trừ mặt hàng dầu thô và xăng dầu ghi nhận giảm trị giá so với tháng 1/2023 (lần lượt -1,9% và -19,1%), các mặt hàng còn lại đều tăng trưởng dương về kim ngạch.

Trong nhóm nông, thủy sản, hạt điều tăng trưởng tới 143%, đạt mức 378 triệu USD. Mặt hàng chè cũng tăng 126%, đạt 26 triệu USD: rau quả đạt 510 triệu USD, tương ứng tăng 112% so với cùng kỳ năm trước; cà phê tăng 99%, thủy sản tăng 60%, gạo tăng 86%… Nhìn chung, các mặt hàng thuộc nhóm này đều có sự tăng trưởng vượt trội.

Việt Nam ghi nhận có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên với tổng trị giá 22 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch hàng hóa trong tháng. Nhóm hàng điện tử tiếp tục chiếm ưu thế với lần lượt điện thoại và linh kiện đạt 5,8 tỷ USD, tăng 15,8%; máy vi tính, điện tử và linh kiện đạt 5 tỷ USD, tăng tới 57%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,8 tỷ USD, tăng 31%.

Sau nhóm điện tử, dệt may và giày dép đạt lần lượt 2,9 tỷ USD và 1,85 tỷ USD, tăng lần lượt 28% và 35% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nhóm tỷ USD còn có thêm sự xuất hiện của gỗ và phương tiện vận tải phụ tùng khi mang về lần lượt 1,4 tỷ USD và 1,3 tỷ USD, tăng lần lượt 74% và 52%.

Về nhập khẩu, tháng 1/2024 Việt Nam nhập khẩu hàng hóa ước đạt 30,6 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự xuất khẩu, trong tháng đầu tiên của năm 2024 các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam hầu hết đều ghi nhận tăng trị giá (ngoại trừ ô tô khi giảm 29% và xăng dầu giảm 41%).

Phân bón là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất với +164%, lên mức 150 triệu USD, kế đến là than đá với +13%, đạt 630 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 250 triệu USD, tương ứng tăng 108%...

Máy móc, thiết bị, điện tử và linh kiện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch cao nhất với 8,25 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước trị giá nhập khẩu mặt hàng này tăng tới 25%. Vải là mặt hàng đứng thứ 2 với 1,2 tỷ USD, tăng 28%.

Trong nhóm nông sản, Việt Nam nhập khẩu 1.000 tấn ngô với trị giá 262 triệu USD, tăng lần lượt 10,8% và 2,1%. Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Thư Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động