Xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng. Điều này sẽ giúp hệ thống ngân hàng giữ đà tăng trưởng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy tín dụng tiêu dùng: Động lực để tăng trưởng
Thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Ảnh: T.L

Nhu cầu vay vốn giảm

Theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 9-5, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 12,24 triệu tỷ đồng, tăng 2,69% so với cuối năm 2022, mức thấp so với cùng thời điểm này những năm trước. Lý giải nguyên nhân, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Lê Ngọc Lâm cho rằng, với doanh nghiệp, đơn hàng xuất khẩu giảm nên nhu cầu vay vốn giảm.

Với khách hàng cá nhân, vay sản xuất, kinh doanh và vay tiêu dùng, nhà ở cũng giảm do thu nhập ảnh hưởng, kinh doanh khó khăn. Còn lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp là do sự hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm, không phải vướng mắc từ cơ chế, chính sách.

Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) Phạm Thị Trung Hà cũng đánh giá, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước hiện nay, cũng như thanh khoản của các ngân hàng không có vướng mắc gì. Tín dụng tăng trưởng thấp do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế không cao.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu chậm lại; tăng trưởng thấp đi kèm với rủi ro suy thoái tại một số nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam. Người dân, doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thiếu đơn hàng, thị trường đầu ra... dẫn tới doanh thu, thu nhập sụt giảm.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, thúc đẩy tín dụng tiêu dùng là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngân hàng, đồng thời kích thích tiêu dùng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tháng 4-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng. Theo đó, Chính phủ thống nhất chủ trương, giao Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xem xét, quyết định và sớm ban hành thông tư hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện.

Thực tế, nhiều chương trình cho vay tiêu dùng được ngân hàng triển khai. Trong đó, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho vay mua nhà, mua ô tô với lãi suất ưu đãi từ 9,29%/năm. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hợp tác triển khai chương trình cho vay mua xe ô tô với lãi suất từ 0% đến 9,5%/năm...

Xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Để hỗ trợ khách hàng tiếp cận tín dụng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Hà Thu Giang cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và trả nợ các khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Ngày 23-5, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành chỉ thị tăng cường tín dụng và triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN.

"Các tổ chức tín dụng chủ động đánh giá mức độ khó khăn của khách hàng, tạo điều kiện kéo dài thời gian vay, giảm áp lực trả nợ, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận các nguồn vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", bà Hà Thu Giang nói.

Về phía ngân hàng thương mại, Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm khẳng định, tùy từng đối tượng, nhóm khách hàng mà BIDV thiết kế các gói tín dụng, với lãi suất 7-8%/năm. Ngân hàng sẽ tiếp tục đưa ra nhiều chương trình với lãi suất hấp dẫn hơn nữa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Còn Phó Tổng giám đốc MB Phạm Thị Trung Hà nhấn mạnh, ngân hàng không thiếu vốn, sẵn sàng cho vay với lãi suất hấp dẫn hơn so với cuối năm 2022. Cùng với đó, Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ để kích cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán được hàng và người dân tích cực tiêu dùng.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, ngành ngân hàng đủ khả năng đáp ứng vốn cho các nhu cầu của nền kinh tế. Việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng mà ngành ngân hàng đang triển khai là một công cụ quan trọng để kích cầu tiêu dùng, qua đó góp phần phục hồi sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc hạ lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

H.Linh

Tin cùng chuyên mục

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.

Tin khác

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

Với lần điều chỉnh tăng lương năm 2024, cùng với kinh nghiệm và dự báo từ những lần tăng lương trước, cơ quan quản lý ở các địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tăng giá trên địa bàn.
Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Xem thêm
Phiên bản di động