5 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách nhà nước ước đạt 806,4 nghìn tỷ đồng

Nhờ triển khai nhiều giải pháp nên lũy kế 5 tháng thu ngân sách nhà nước ước đạt 806,4 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán. Tuy nhiên, thời gian tới dự báo có nhiều yếu tố không thuận ảnh hưởng đến số thu ngân sách.

Tháng 5, thu ngân sách giảm 68 nghìn tỷ đồng

Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 5 ước đạt 126,7 nghìn tỷ đồng, giảm 68 nghìn tỷ đồng so với số thu tháng trước.

Trong đó: Thu nội địa ước đạt gần 96,3 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 62,6 nghìn tỷ đồng so tháng trước, chủ yếu do một số khoản thu chế độ cho phép thu theo quý (như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh,...) phát sinh quý I/2022 các doanh nghiệp đã kê khai, nộp trong tháng 4, sang tháng 5 phát sinh thấp.

Dự báo nhiều yếu tố không thuận ảnh hưởng tới thu ngân sách
Bộ Tài chính dự báo nhiều yếu tố không thuận ảnh hưởng tới thu ngân sách thời gian tới. Ảnh: TL.

Thu từ dầu thô trong tháng 5/2022 ước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng so tháng trước.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5 ước đạt 25,1 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 3,9 nghìn tỷ đồng so tháng trước, trên cơ sở tổng số thu thuế đạt gần 37 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ xấp xỉ 11,9 nghìn tỷ đồng.

Lũy kế 5 tháng thu NSNN ước đạt 806,4 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán, tăng 18,7% so cùng kỳ năm 2021 (ngân sách trung ương ước đạt 58% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 56,1% dự toán); trong đó: thu nội địa ước đạt gần 646 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9% dự toán, tăng 14,9% so cùng kỳ năm 2021. Không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu thuế, phí nội địa đạt 55,5% dự toán, tăng 13% so với cùng kỳ (loại trừ các yếu tố tác động của chính sách miễn, giảm, gia hạn, thì số thu thuế, phí nội địa 5 tháng chỉ tăng 5,1% so cùng kỳ).

Thu từ dầu thô 5 tháng ước đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, bằng 104,4% dự toán.

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt 130,8 nghìn tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán.

Nhiều khoản thu từ sản xuất kinh doanh đảm bảo tiến độ dự toán

Phân tích các khoản thu, theo Bộ Tài chính, có 10/12 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 42%), trong đó bao gồm các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (chiếm 52% tổng số thu nội địa) ước đạt 54,8% dự toán, tăng 11,8% so cùng kỳ, cụ thể: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 50,7% dự toán, tăng 15,5%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 50,7% dự toán, tăng 0,5%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 60,6% dự toán, tăng 19%.

Còn 2 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (đạt 41,4%) và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước (đạt 40,1%).

Ước tính cả nước có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 5 tháng đạt từ 44% dự toán trở lên; 45/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 18 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.

Xét theo sắc thuế, số thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt khá so dự toán và tăng trưởng so cùng kỳ; trong đó: thuế giá trị gia tăng ước đạt 49,8% dự toán, tăng 12,1% so cùng kỳ, mặc dù chịu tác động giảm thu do thực hiện chính sách giảm thuế suất từ 10% xuống 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nhưng cũng có tác động tích cực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong những tháng đầu năm, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.

Thuế thu nhập doanh nghiệp ước đạt 60,8% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân ước đạt 68,3% dự toán, tăng 24,1% so cùng kỳ; thuế tiêu thụ đặc biệt ước đạt 52,4% dự toán, tăng 7,2% so cùng kỳ; thuế tài nguyên ước đạt 46,8% dự toán, tăng 18,7% so cùng kỳ năm 2021...

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng, buộc nhiều nước phải điều chỉnh thắt chặt chính sách tiền tệ, việc thực thi chính sách phòng, chống Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc và xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã và đang khiến cho việc cung ứng các mặt hàng nhiên liệu, lương thực và một số nguyên liệu đầu vào khó khăn, giá cả tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất - kinh doanh.

Yếu tố nêu trên kết hợp với việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tiếp theo./.

M.A

Tin cùng chuyên mục

2024 thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại

2024 thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại

Thị trường bất động sản đã có những chuyển động tích cực hơn, cho thấy một chu kỳ mới sẽ bắt đầu. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi sẽ theo hướng chậm mà chắc, lành mạnh không ồ ạt tăng trưởng nóng như trước đây. 2024, thị trường bất động sản dự báo sẽ trở lại đường đua.
GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ 2022

GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ 2022

9 tháng năm 2023, GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn các năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, mức này thấp hơn đáng kể so với tốc độ 7,35%, 7,3% của 9 tháng năm 2018, 2019 và 8,85% của 9 tháng năm 2022.
Thị trường ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam tiếp tục giảm

Thị trường ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam tiếp tục giảm

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 8 vừa qua giảm tới 22,4% so với tháng trước.
ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 9/2023 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố mới đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.
Bất động sản ngành kinh tế mũi nhọn giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế

Bất động sản ngành kinh tế mũi nhọn giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế

Bất động sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp ngân sách lớn và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội đối với một quốc gia. Không những vậy, ngành bất động sản còn có công lớn trong đô thị hoá, tạo dựng lối sống mới văn minh, hiện đại của nước Việt Nam đang phát triển. Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh như vậy tại Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản và trao chứng nhận cho các dự án đáng sống 2023.

Tin khác

Cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ để phát triển bền vững thị trường bất động sản

Cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ để phát triển bền vững thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản thời gian qua đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. Các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ để phát triển bền vững thị trường bất động sản.
Thận trọng trong điều hành chính sách tỷ giá để kiểm soát lạm phát khi giá dầu tiên tục tăng

Thận trọng trong điều hành chính sách tỷ giá để kiểm soát lạm phát khi giá dầu tiên tục tăng

Giá dầu thế giới dần tiến gần đến mốc 100 USD/thùng đang dấy lên những lo ngại đến tình hình lạm phát. Xu hướng giá xăng dầu thế giới nửa cuối năm dự kiến sẽ còn nhiều biến động, đòi hỏi phải thận trọng trong điều hành chính sách tỷ giá và kiểm soát lạm phát trong nước.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia

Cục Tin học và thống kê tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính vừa đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước năm 2023 (Vietnam Digital Finance 2023, VDF-2023), với chủ đề “Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững”, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hơn 90 tỷ USD tiền mã hoá đổ về Việt Nam trong một năm

Hơn 90 tỷ USD tiền mã hoá đổ về Việt Nam trong một năm

Tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”, trong khuôn khổ triển khai Luật Phòng, chống rửa tiền.
Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật

Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh nguyên tắc bản chất của Luật Thủ đô là đạo luật về phân quyền. Do đó, các quy định trong dự thảo luật cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô. Song song với việc phân quyền thì trong luật cần thiết kế các quy định về điều kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện và cơ chế kiểm soát quyền lực.
TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường trình bày tờ trình của UBND thành phố về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, theo Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.
Điều tiết giá cả thị trường hợp lý đảm bảo cung cầu để kiểm soát lạm phát

Điều tiết giá cả thị trường hợp lý đảm bảo cung cầu để kiểm soát lạm phát

Sau khi tăng 0,88% trong tháng 8, những lo ngại dồn vào tháng 9 khi dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể tiếp tục đà tăng, khi vào năm học mới, mua sắm đồ dùng học tập trong các gia đình tăng, giá lương thực, thực phẩm tăng nhẹ sau thời điểm tăng lương, giá xăng được dự đoán có xu hướng tăng thời điểm cuối năm…
Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước

Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại hội thảo.
Yêu cầu rà soát toàn bộ các chung cư mini và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Yêu cầu rà soát toàn bộ các chung cư mini và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải khẩn trương rà soát toàn bộ các công trình nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở (thường gọi là chung cư mini) để phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt là vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; có giải pháp ngăn cách khu vực để xe với khu vực ở và có lối thoát nạn riêng.
Biển số "siêu đẹp" 30K - 555.55 chốt giá hơn 14 tỷ đồng

Biển số "siêu đẹp" 30K - 555.55 chốt giá hơn 14 tỷ đồng

Phiên đấu giá 11 biển số ô tô diễn ra vào ngày 15/9. Từ 10 giờ 15 phút - 11 giờ 15 phút, biển số 30K - 555.55 (Hà Nội) được đưa ra đấu giá. Chỉ sau gần 8 phút mở phiên đấu giá, biển số "siêu đẹp" này được trả ở mức hơn 14 tỉ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động