6 tháng đầu năm 2022, ngành Thuế đã đạt những kết quả hết sức nổi bật

6 tháng đầu năm 2022, ngành Thuế đã đạt những kết quả hết sức nổi bật. Số thu ngân sách ngành Thuế quản lý đạt 775.262 tỷ đồng, bằng 66% so với dự toán pháp lệnh, bằng 117,6% so với cùng kỳ năm 2021. Có 60/63 địa phương đạt tiến độ thu từ trên 50% so với dự toán được giao.
Kinh tế phục hồi tạo đà tích cực cho thu ngân sách nội địa tăng trưởng
Kinh tế phục hồi tạo đà tích cực cho thu ngân sách nội địa tăng trưởng

Thu ngân sách 6 tháng ước đạt 775.262 tỷ đồng

Thông tin tại Hội nghị Sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai công tác thuế 6 tháng cuối năm 2022 của Tổng cục Thuế diễn ra chiều 30/6, ông Cao Anh Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế các cấp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh tình hình kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng, một số doanh nghiệp, lĩnh vực đã có sự tăng tốc hoạt động sản xuất kinh doanh..., tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách những tháng đầu năm.

Nhờ kinh tế phục hồi, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách toàn ngành Thuế quản lý ước đạt 775.262 tỷ đồng, bằng 66% so với dự toán pháp lệnh, bằng 117,6% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 34.116 tỷ đồng, bằng 121% so với dự toán, bằng 180,3% so với cùng kỳ, trên cơ sở giá dầu thô bình quân ước đạt 100,4 USD/thùng, bằng 167,3% so với giá dự toán, bằng 161,8% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 4,21 triệu tấn, bằng 60,1% dự toán, bằng 92,1% so với sản lượng cùng kỳ.

Ông Cao Anh Tuấn cho rằng, thu từ dầu thô đạt cao do ảnh hưởng từ giá dầu thế giới những tháng đầu năm 2022 tăng cao, đến nay giá dầu thế giới vẫn duy trì ở mức cao, giá dầu Brent đang giao động trong khoảng 110 - 115 USD/thùng đã có những tác động đến thu từ dầu thô trong 6 tháng đầu năm 2022.

Thu nội địa ước đạt 741.145 tỷ đồng, bằng 64,6% so với dự toán pháp lệnh, bằng 115,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Thu tiền sử dụng đất ước đạt 107.607 tỷ đồng, bằng 79,7% dự toán, bằng 135,1% so cùng kỳ. Thu xổ số kiến thiết ước đạt 19.054 tỷ đồng, bằng 55,6% dự toán, bằng 81,1% so cùng kỳ. Thu lợi nhuận chênh lệch và cổ tức được chia ước đạt 33.712 tỷ đồng, bằng 56,8% dự toán, bằng 129,8% so cùng kỳ. Chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước ước đạt 2.368 tỷ đồng, bằng 78,9% dự toán.

Số thu thuế, phí nội địa ước đạt 578.404 tỷ đồng, bằng 63,2% so với dự toán pháp lệnh, bằng 113,1% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu loại trừ các yếu tố chính sách miễn, giảm, gia hạn thì trong 6 tháng đầu năm số thu thuế, phí nội địa (không kể tiền sử dụng đất, cổ tức và lợi nhuận chênh lệch, xổ số và thu chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước) tăng 5,9% so cùng kỳ.

Với kết quả thu ngân sách nhà nước nêu trên, thu ngân sách trung ương lũy kế 6 tháng năm 2022 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 331.129 tỷ đồng, bằng 64,6% dự toán, bằng 118,1% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương ước đạt 444.133 tỷ đồng, bằng 67% dự toán, bằng 117,2% so với cùng kỳ.

60/63 địa phương có tiến độ thu đạt trên 50% dự toán

Đánh giá chi tiết về tiến độ các chỉ tiêu, khu vực thu, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay, 6 tháng đầu năm, có 16/19 khoản thu, sắc thuế đạt khá, trên 55%.

Tuy nhiên, vẫn còn 3/19 khoản có tiến độ thu chậm là: Thuế Bảo vệ môi trường ước đạt 48%. Số thu từ chỉ tiêu này đạt thấp do thực hiện Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn; giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa có hiệu lực từ ngày 1/4/2022; thu phí – lệ phí ước đạt 53,6%; thu tiền cho thuê bán nhà thuộc sở hữu nhà nước ước đạt 23,9%.

Đáng chú ý, có 60/63 địa phương có số thu đạt trên 50% dự toán. Một số địa phương có số thu đạt cao như: Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh... Tuy nhiên, vẫn còn 3/63 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán thấp dưới 50% là: Lai Châu ước đạt 46%; Cao Bằng ước đạt 42%; Sơn La ước đạt 44,2%.

Đạt kết quả trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt là các chính sách thuế mới, chính sách, cơ chế thuế, phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19; đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thanh tra, kiểm tra chống thất thu, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, tăng cường thu hồi nợ đọng.

Đồng thời chú trọng công tác hỗ trợ người nộp thuế để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Ông Cao Anh Tuấn đánh giá thêm, trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp được dự báo sẽ ảnh hưởng đến tiến độ phát triển kinh tế, điều này sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam.

Để hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế năm 2022 theo chương trình, kế hoạch đã đặt ra, trong 6 tháng cuối năm 2022, ngành Thuế tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp quản lý thuế, chống thất thu, tăng cường thu hồi nợ đọng thuế nhằm phấn đầu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách mà Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao.

Tiếp tục tập trung thực hiện tốt các gói miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất trong chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, góp phần giúp doanh nghiệp và người dân nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác hiện đại hóa, số hóa, xây dựng dữ liệu lớn về hóa đơn điện tử phục vụ công tác quản lý thuế hiện đại, minh bạch. Triển khai hiệu quả Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Với mục tiêu chủ đạo và xuyên suốt là xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ.

Theo đó, trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và 3 trụ cột cơ bản gồm: Thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.

Với tinh thần đó, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành Thuế quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế năm 2022./.

V.Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động