Bất động sản nghỉ dưỡng trầy trật, condotel chưa tìm ra lối thoát

Các chuyên gia ghi nhận làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát khiến hầu hết phân khúc bất động sản đều gặp khó khăn. Trong đó, phân khúc nghỉ dưỡng trầy trật nhất, condotel chưa tìm ra lối thoát mặc dù một số nhà đầu tư rao bán thấp hơn giá vốn nhưng cũng không ai mua.

Hà Nội công suất khách sạn chỉ đạt 27%

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bất ngờ bùng phát tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước khiến thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục gặp khó khăn, dự báo 6 tháng cuối năm phân khúc nghỉ dưỡng tiếp tục trầy trật, condotel chưa tìm ra lối thoát mặc dù một số nhà đầu tư rao bán thấp hơn giá vốn 100 - 300 triệu đồng, nhưng cũng không ai mua.

Các chuyên gia đánh giá trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án nghỉ dưỡng đang gặp khó khăn trong việc phát triển phân khúc căn hộ khách sạn.

Bất động sản nghỉ dưỡng trầy trật, condotel chưa tìm ra lối thoát (05/07/2021)  Các chuyên gia ghi nhận làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát khiến hầu hết phân khúc bất động sản đều gặp khó khăn. Trong đó, phân khúc nghỉ dưỡng trầy trật nhất, condot
Bất động sản nghỉ dưỡng trầy trật, condotel chưa tìm ra lối thoát.

Theo Công ty CP DKRA Việt Nam, trong quý II/2021, nguồn cung mới condotel (căn hộ khách sạn) tăng so với quý I, dao động khoảng 800 - 1.000 căn. Trong số đó, phần lớn các dự án tập trung ở thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Phú Quốc (Kiên Giang).

Báo cáo mới đây của Savills Việt Nam ghi nhận, tổng nguồn cung ổn định theo quý với 10.120 phòng từ 17 khách sạn 5 sao, 17 khách sạn 4 sao và 32 khách sạn 3 sao. Khách sạn 5 sao chiếm tới 54% tổng nguồn cung. Tới cuối quý II/2021, 5 khách sạn 3 sao cung cấp 315 phòng đang tạm đóng cửa do Covid-19 và để sửa chữa. 10 khách sạn 3 - 5 sao tại Hà Nội đã được chọn làm địa điểm cách ly phòng chống dịch Covid-19.

Nêu triển vọng, các chuyên gia của Savills cho rằng, từ 6 tháng cuối năm 2021 tới 2023, gần 2.600 phòng dự kiến sẽ được đưa vào thị trường từ 14 dự án. Trong năm 2021, 3 dự án 3 - 5 sao được dự tính sẽ cung cấp trên 500 phòng. Khu vực nội thành sẽ đóng góp lớn nhất vào nguồn cung tương lai với 1.200 phòng từ 7 khách sạn, theo sau là khu phía tây với 36% nguồn cung tương lai. Các khách sạn quốc tế sẽ cung cấp gần 1.300 phòng tương đương với 48% nguồn cung tương lai, bao gồm những thương hiệu lớn như: Eastin, Grand Mercure, Fairmont, Four Seasons, Lotte, Dusit và Wink. Việc triển khai vắc xin sẽ tăng sự tự tin cho ngành du lịch trở lại.

Ông Matthew Powell - Giám đốc, Savills Hà Nội cho rằng, các chủ khách sạn Hà Nội hiện vẫn đang nỗ lực đứng vững trước đại dịch, tuy nhiên công suất chỉ đạt 27%. Nhiều hy vọng cho sự trở lại của ngành du lịch khi việc triển khai vắc xin sẽ giúp du lịch quốc tế được mở cửa, theo đó, Việt Nam hoàn toàn có thể trải qua những khó khăn.

Condotel rao bán cắt lỗ từ 100 – 300 triệu đồng vẫn không có người mua

Không riêng gì chủ đầu tư lớn, các nhà đầu tư thứ phát hay khách hàng cá nhân đã đổ vốn vào phân khúc căn hộ khách sạn cũng gặp khó khăn tương tự. Hiện, trên thị trường xuất hiện nhiều thông tin rao bán loại căn hộ này với giá thấp, thậm chí cắt lỗ sâu. Trên thị trường thứ cấp, hiện tượng cắt lỗ căn hộ nghỉ dưỡng xảy ra khá phổ biến, một số nhà đầu tư rao bán thấp hơn giá vốn 100 - 300 triệu đồng, nhưng cũng không ai mua.

Tình trạng rao bán cắt lỗ diễn ra ở tất cả các thị trường nghỉ dưỡng từ những điểm mới phát triển vài năm gần đây như Quy Nhơn, Ninh Thuận, Phan Thiết…, cho đến các khu vực trọng điểm về du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Phú Quốc (Kiên Giang), Hội An (Quảng Nam)...

Trên thực tế, những nơi thường xuyên dẫn đầu và phát triển mạnh về nghỉ dưỡng như Phú Quốc, Khánh Hòa, Bình Thuận..., thì trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây đều không ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ vẫn khá thấp. Các giao dịch chủ yếu tập trung ở những dự án mới mở bán trong quý.

Để thúc đẩy giao dịch trong phân khúc này, một số chủ đầu tư lớn đã phải thay đổi chiến lược bán condotel. Bên cạnh đó, thay vì bán những căn hộ hình thành trong tương lai vào năm ngoái thì các chủ đầu tư tiếp tục xây dựng và hoàn thiện xong sản phẩm cũng như những tiện ích hạ tầng rồi mới tung hàng ra bán. Thế nhưng, lượng giao dịch cũng chưa tốt như kỳ vọng.

Một yếu tố trở ngại nữa là tại nhiều dự án, các chủ đầu tư vẫn muốn giải quyết nốt sản phẩm còn tồn đọng - là những căn condotel kém đẹp nên khách mua càng không mặn mà. Thị trường BĐS nghỉ dưỡng hiện nay chủ yếu giao dịch là các sản phẩm thấp tầng như shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng…

Theo các chuyên gia, trong khi thị trường du lịch vẫn đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 thì những phân khúc phục vụ nhu cầu để ở sẽ có tính ổn định cao hơn, còn BĐS nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục gặp khó./.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

Tin khác

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Xem thêm
Phiên bản di động