Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Sau 2 tuần thực hiện tổng kiểm kê tài sản công trên cả nước, có 24 bộ, ngành và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.

Vẫn còn bộ, ngành, địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê

Sáng 14/1, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính khẳng định, tổng kiểm kê tài sản công (TSC) là nhiệm vụ trọng điểm của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024 và 2025 nhằm thực hiện các nghị quyết quan trọng của Quốc hội và Chính phủ, góp phần thúc đẩy quản lý hiệu quả TSC, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong giai đoạn 2024-2025.

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Ông Nguyễn Tân Thịnh: Tổng kiểm kê tài sản công nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ảnh: Đức Minh

Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng các bước để thực hiện công tác này cũng như triển khai thử nghiệm tại 2 bộ và 6 địa phương. Vào 0h ngày 1/1/2025, tổng kiểm kê TSC được chính thức triển khai trên cả nước.

Theo ông Nguyễn Tân Thịnh, nhiều bộ, ngành, địa phương đã rất chú trọng chuẩn bị cho công tác tổng kiểm kê, tuy nhiên sau 2 tuần thực hiện, mới có 24 bộ, ngành và 58 địa phương thực hiện chế độ báo cáo trên Phần mềm tổng kiểm kê TSC. Trong đó, đối với TSC là tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, có 19 bộ, ngành (cả hội) đã đăng ký đối tượng kiểm kê; 5 bộ, ngành (cả hội) chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.

Ở cấp địa phương, trong số 58 địa phương thực hiện chế độ báo cáo, có 57 địa phương đã đăng ký và chỉ có 1 địa phương (Vĩnh Phúc) chưa đăng ký đối tượng kiểm kê. Các địa phương có số lượng đơn vị đăng ký nhiều gồm: Nghệ An (748 đơn vị), Long An (734 đơn vị), TP. Hà Nội (713 đơn vị), Hà Giang (566 đơn vị), Quảng Ninh (550 đơn vị), Hậu Giang (490 đơn vị), Bình Phước (436 đơn vị), Phú Thọ (436 đơn vị), Tiền Giang (412 đơn vị)…

Đối với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng, có 34 địa phương đã đăng ký đối tượng kiểm kê đối với 4-5 nhóm tài sản kết cấu hạ tầng như đường bộ, đường thủy nội địa, hạ tầng cấp nước sạch, chợ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, đê điều… Có 11 địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê đối với cả 18 loại tài sản kết cấu hạ tầng.

Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, có đến 31 địa phương đăng ký đối tượng kiểm kê với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị; 35 địa phương đăng ký đối tượng kiểm kê với nhóm tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Cơ sở để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Chia sẻ về công tác tổng kiểm kê TSC, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, trước đây, việc quản lý TSC đã được quan tâm nhưng chưa đúng tầm và đề án tổng kiểm kê lần này là cơ hội để thay đổi, nhưng cũng là một thách thức rất lớn trong công tác quản lý tài sản. “Do đó, tinh thần của Bộ Tài chính và Cục Quản lý công sản là làm được việc gì thì cần mạnh dạn để trong giai đoạn hiện nay có thể thay đổi được cách thức thực hiện quản lý TSC” - ông Thịnh nhấn mạnh.

Đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã rất chú trọng công tác tổng kiểm kê, tuy nhiên do khối lượng công việc rất lớn, nên ông Nguyễn Tân Thịnh cũng đề nghị các đơn vị cần khẩn trương triển khai các nhiệm vụ.

Kết quả tổng kiểm kê TSC là cơ sở đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thông qua đó sẽ khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện. Những cá nhân, tập thể không chấp hành, chấp hành không nghiêm kế hoạch và các quy định liên quan đến tổng kiểm kê sẽ bị phê bình, nhắc nhở, xử lý trách nhiệm.

Lãnh đạo Cục Quản lý công sản cũng lưu ý, trong quá trình kiểm kê, nếu phát hiện tài sản không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý, không chờ đến khi kết thúc tổng kiểm kê, bảo đảm TSC được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Ông Nguyễn Tân Thịnh lưu ý, đối với các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, kết thúc hoạt động, chuyển chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, vẫn phải thực hiện nhiệm vụ tổng kiểm kê đến khi chính thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách, kết thúc hoạt động.

Đồng thời, có trách nhiệm bàn giao các công việc đã và đang triển khai cho bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới; bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sáp nhập, hợp nhất, chia tách, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai tiếp các công việc còn lại, bảo đảm việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện Đề án 213, không làm thất thoát tài sản của Nhà nước./.

Vân Hà

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Sau 2 tuần thực hiện tổng kiểm kê tài sản công trên cả nước, có 24 bộ, ngành và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.

Tin khác

Bộ Tài chính yêu cầu quản lý tài khoản đăng nhập Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính yêu cầu quản lý tài khoản đăng nhập Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14485/BTC-QLCS yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quản lý tài khoản đăng nhập Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Thủ tướng đôn đốc tổng kiểm kê tài sản công

Thủ tướng đôn đốc tổng kiểm kê tài sản công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện số 138/CĐ-TTg về việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Hướng dẫn xử lý tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Hướng dẫn xử lý tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13749/BTC-NSNN hướng dẫn các bộ, ngành về nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
Hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức

Hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13414/BTC-QLCS hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý.
Ngành Tài chính sẵn sàng cho tổng kiểm kê tài sản công

Ngành Tài chính sẵn sàng cho tổng kiểm kê tài sản công

Là một trong số các bộ, ngành lớn, nên những thành công trong thực hiện kiểm kê tài sản của Bộ Tài chính sẽ đóng góp rất lớn vào thành công chung của cuộc tổng kiểm kê tài sản công của cả nước. Bộ Tài chính đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc kiểm kê tài sản công vào lúc 0h ngày 1/1/2025 tới đây.
Kiểm kê là công cụ hữu hiệu cho quản lý tốt tài sản công

Kiểm kê là công cụ hữu hiệu cho quản lý tốt tài sản công

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi - Trưởng Ban chỉ đạo kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính tại Hội nghị tập huấn tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính thuộc các tỉnh phía Bắc vào sáng 22/11.
Thống nhất việc tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

Thống nhất việc tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12371/BTC-QLCS hướng dẫn việc thực hiện kiểm kê đối với tài sản công tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung thực hiện tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung thực hiện tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12370/BTC-QLCS hướng dẫn bổ sung thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư quản lý.
Hải Dương: Giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong thực hiện kiểm kê tài sản công

Hải Dương: Giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong thực hiện kiểm kê tài sản công

Ông Trần Đức Thắng – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đã yêu cầu các sở, ban, ngành trên địa bàn quán triệt đến từng cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện kiểm kê tài sản công đạt hiệu quả, chất lượng.
Khẩn trương hoàn thiện Danh mục đơn vị trong Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công

Khẩn trương hoàn thiện Danh mục đơn vị trong Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công

Để các cơ quan, đơn vị xác định đúng đối tượng thực hiện kiểm kê tài sản công, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính vừa có Văn bản số 97/QLCS-VP gửi cơ quan tài chính các bộ, ngành, địa phương về việc hoàn thiện danh mục đơn vị trong Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Xem thêm
Phiên bản di động