Bộ Tài chính đang thực hiện đúng quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân
![]() |
Bộ Tài chính đang thực hiện đúng quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: TL |
Thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội theo chương trình Kỳ họp thứ 7 vào ngày 29/5, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị sớm sửa đổi quy định về giảm trừ gia cảnh theo Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Đánh giá cao Bộ Tài chính trong công tác quản lý tài chính, ngân sách cũng như sự tích cực trong rà soát các luật thuế vừa qua, nhưng đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) kiến nghị cần sớm sửa đổi quy định liên quan đến mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân.
Theo đại biểu, mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và đối với mỗi một người phụ thuộc là 4,4 triệu/tháng đã duy trì từ năm 2020 trong khi 5 năm qua, giá cả nhiều hàng hoá, dịch vụ thiết yếu đều tăng, nên không còn phù hợp, nên cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm mà không nên chờ đến năm 2026 mới được thông qua như đã đề xuất.
Hơn nữa, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ cũng nêu, lương tăng nhưng thuế thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến bất cập, bởi theo kế hoạch, từ ngày 1/7 tới đây sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương và dự kiến mức lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được được điều chỉnh tăng so với hiện nay. Chính vì vậy, việc không điều chỉnh kịp thời sẽ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hoà Bình) cũng cho rằng, cần điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế, biểu thuế lũy tiến từng phần cũng cần nghiên cứu điều chỉnh… Đại biểu cho biết, Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành từ năm 2007, đến nay vẫn áp dụng thuế suất, biểu thuế từ năm 2007 là không còn phù hợp với thực tế. Từ năm 2007 đến nay, thu nhập bình quân, tăng trưởng GDP và quy mô kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn.
Do đó, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu sớm báo cáo Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng chỉ tính thuế đối với những người có thu nhập cao để phù hợp với yêu cầu, quy mô phát triển của đất nước và không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động có thu nhập thấp.
Giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ năm 2009. Thời điểm đó, Luật quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. Sau đó năm 2013 được điều chỉnh tăng lên mức 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Đến năm 2020, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã điều chỉnh tăng lên mức giảm trừ là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Như vậy, nếu có 1 người phụ thuộc thì người có thu nhập trên 17 triệu đồng/tháng phải nộp thuế, nếu 2 người phụ thuộc thì có thu nhập trên 22 triệu đồng/tháng.
Bộ trưởng cũng nêu, theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hiện chưa điều chỉnh vì theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người hiện là 4,6 triệu đồng, mức giảm trừ 11 triệu đồng là cao hơn thu nhập bình quân 2,2 lần, trong khi nhiều nước trên thế giới ở mức dưới 1 lần. Cùng với đó, CPI từ năm 2020 đến nay tăng 11,47%, theo Luật là tăng trên 20% mới điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh, nên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định Bộ đang thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Bộ trưởng cho biết, hiện việc điều chỉnh, sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân đang đưa vào chương trình xây dựng pháp luật tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10/2025, dự kiến thông qua vào kỳ họp tháng 5/2026. Nhưng theo Bộ trưởng, nếu theo ý kiến đại biểu Quốc hội và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đưa Luật vào lấy ý kiến xây dựng trong cuối năm nay, năm 2025 thông qua thì Bộ Tài chính sẽ chấp hành, xin ý kiến đại biểu Quốc hội, nhân dân để đưa ra các quy định phù hợp./.
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế
Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công
