Bộ Tài chính đề xuất giảm các khoản phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp
![]() |
Bộ Tài chính đề xuất giảm giảm các khoản phí, lệ phí dể hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: TL |
Dự kiến giảm khoảng 35 khoản phí, lệ phí từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023
Trong 3 năm gần đây, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, căn cứ quy định của Luật Phí và lệ phí, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát và ban hành theo thẩm quyền các thông tư để quy định việc giảm mức thu nhiều khoản thu phí, lệ phí. Qua thống kê cho thấy, số tiền phí, lệ phí đã thực hiện miễn giảm trong năm 2020 và năm 2021 là khoảng 2 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Năm 2022 là khoảng 900 tỷ đồng (áp dụng trong thời gian từ 1/1/2022 đến hết ngày 30/6/2022).
Những tháng đầu năm 2023, trước bối cảnh tình hình kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, để tiếp tục hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện việc giảm các khoản thuế phí, lệ phí trong năm 2023. Dự kiến giảm khoảng 35 khoản phí, lệ phí và áp dụng cho giai đoạn từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023, thực hiện giải pháp này sẽ làm giảm thu ngân sách khoảng 700 tỷ đồng.
Như vậy, nếu chính sách được tiếp tục thực hiện trong năm 2023, số tiền phí, lệ phí được miễn, giảm sẽ lên tới khoảng 5,6 nghìn tỷ đồng. Đây là số tiền có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Thu ngân sách dù cũng bị ảnh hưởng do kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhưng Bộ Tài chính vẫn tiếp tục thực hiện lời hứa của mình, tiếp tục rà soát chính sách và trong điều kiện doanh nghiệp còn khó khăn, thì còn hỗ trợ doanh nghiệp.
Để thực hiện giảm các khoản phí, lệ phí theo đề xuất nêu trên, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát và đề xuất mức giảm cụ thể đối với các khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn để các giải pháp sớm đưa vào thực hiện, góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Các chính sách tài khóa nhanh chóng đi vào cuộc sống
Qua thống kê của Bộ Tài chính, trong 3 năm qua, gói hỗ trợ về tài khóa lên tới hơn 500 nghìn tỷ đồng, giúp doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng. Trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 352 nghìn tỷ đồng; còn số tiền được miễn, giảm khoảng 155 nghìn tỷ đồng…
Triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động vào cuộc, nhanh chóng phân công, phân nhiệm đến các đơn vị trong bộ, tổ chức thực hiện nhóm các nhiệm vụ, giải pháp tài khóa được giao chủ trì cũng như các nhiệm vụ phối hợp thực hiện với các bộ, cơ quan khác, gắn với thời hạn hoàn thành cụ thể. Các chính sách được ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn và giảm tối đa các thủ tục hành chính, để nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Trong năm 2023, một loạt các chính sách đang được Bộ Tài chính tiếp tục trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, để tiếp tục hỗ trợ hơn nữa hoặc nối dài các chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (từ 10% xuống còn 8%) đến hết ngày 31/12/2023, dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 35 nghìn tỷ đồng; đề xuất giảm 35 khoản phí, lệ phí và áp dụng cho giai đoạn từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023, dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 700 tỷ đồng; gia hạn nhiều khoản thuế, tiền thuê đất lên đến hơn 100 nghìn tỷ đồng...
Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, trong bối cảnh rủi ro không chắc chắn về điều hành chính sách ngày càng tăng, tài khóa Việt Nam ngày càng được điều hành linh hoạt, nhịp nhàng, hiệu quả hơn góp phần ổn định đời sống, phục hồi kinh tế trong và sau dịch Covid-19; vừa đảm bảo ổn định vĩ mô và ổn định tài chính quốc gia, vừa tạo dư địa mở rộng chính sách trong trung hạn.
Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách tài khóa đã khẳng định là vai trò trụ cột, dẫn dắt nền kinh tế. Hàng trăm nghìn tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, đã góp phần quan trọng giúp kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại sau dịch bệnh./.
Tin cùng chuyên mục

Nhựa Bình Minh bị xử phạt và truy thu gần 9 tỷ đồng

Cục Thuế Hà Nội xử lý qua thanh tra, kiểm tra gần 8.000 tỷ đồng

Giảm thuế 2% giúp doanh nghiệp có thêm dòng vốn mở rộng đầu tư, kinh doanh

Sử dụng công cụ thuế để chống đầu cơ bất động sản giúp thị trường phát triển bền vững

Tổng cục Hải quan: Xây dựng cẩm nang xử lý vi phạm hành chính về hải quan
Tin khác

Tổng cục Thuế chỉ đạo rà soát tài nguyên khai thác thực tế của người nộp thuế

Ngành Hải quan: Nhiều giải pháp tạo thuận lợi tối đa cho thông quan hàng hóa

Ngành Thuế nỗ lực kéo giảm nợ thuế, không để nợ mới phát sinh

Quy định mới về bảo hiểm bắt buộc chủ xe cơ giới, cháy nổ và hoạt động đầu tư xây dựng

Dự kiến tháng 10/2024, Quốc hội sẽ xem xét 4 luật thuế

Trình Quốc hội nghị quyết về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung

Áp thuế các-bon để giảm nhẹ tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU đối với Việt Nam

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc phát triển bằng nguồn vốn từ ngân sách

Người dân tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể được nghỉ hưu sớm
